Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÀ HẰNG CÓ BUỘC PHẢI CÔNG BỐ RỘNG RÃI RA ĐẠI CHÚNG VIỆC SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA QUỸ TỪ THIỆN MÀ NGUỒN TIỀN DUY NHẤT DO TỰ BÀ BỎ TIỀN RA CHI TRẢ?

BÀ HẰNG CÓ BUỘC PHẢI CÔNG BỐ RỘNG RÃI RA ĐẠI CHÚNG VIỆC SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA QUỸ TỪ THIỆN MÀ NGUỒN TIỀN DUY NHẤT DO TỰ BÀ BỎ TIỀN RA CHI TR...

BÀ HẰNG CÓ BUỘC PHẢI CÔNG BỐ RỘNG RÃI RA ĐẠI CHÚNG VIỆC SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA QUỸ TỪ THIỆN MÀ NGUỒN TIỀN DUY NHẤT DO TỰ BÀ BỎ TIỀN RA CHI TRẢ?

Mấy ngày qua, cuộc chiến sao kê tài khoản chiếm khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ban đầu là bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu các nhân vật trong giới showbiz sao kê, công khai các khoản chi tiêu từ vận động đóng góp. Kế đến có ý kiến cho rằng để công bằng, bà Hằng cũng phải sao kê công khai việc sử dụng quỹ Hằng Hữu do bà vận hành.

Ý kiến yêu cầu bà Hằng công khai tài chính quỹ được chia làm 2 phe, phe ủng hộ và phe phản đối. Phe ủng hộ cho rằng bà Hằng cũng làm từ thiện thì phải công khai như bà đã yêu cầu giới showbiz, đó là công bằng; Ý kiến phản đối cho rằng tiền túi của cá nhân bà bỏ ra làm từ thiện thì việc gì phải báo cáo cho đại chúng biết.

Rảnh rỗi sinh nông nổi, nửa đêm mò đọc văn bản quy phạm pháp luật xem các quy định về việc này ra sao, cũng là nhằm nâng cao kiến thức cho mình. Dưới đây cũng chỉ là góc hiểu của mình về quy định của luật.

Nhận thấy:

Nghị định 64 ngày 14/5/2008 quy định “Về việc TIẾP NHẬN, phân phối và sử dụng CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP, tự nguyện hỗ trợ...”, có quy định việc công khai các khoản thu chi. Với quy định này thì các nhân vật trong giới showbiz phải công bố thông tin rồi. Nhưng với quỹ Hằng Hữu của bà Hằng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này, bởi bà Hằng bỏ tiền cá nhân ra làm từ thiện chứ không tiếp nhận nguồn đóng góp nào.

Nói thêm là quỹ Hằng Hữu của bà Hằng là lấy từ lợi nhuận của KDL Đại Nam do vợ chồng bà làm chủ để hoạt động, tức có thể hiểu đây là nguồn tiền của một cá nhân chứ không có đóng góp của bất kỳ ai. Theo thông tin từ các trang các nhân của bà Hằng, có một số khoản đóng góp từ người khác gửi đến quỹ này, bà gửi trả lại và gửi lời nhắn là ai muốn góp sức cho hoạt động từ thiện thì hãy gửi đến các quỹ hoặc cá nhân khác mà có hoạt động tiếp nhận đóng góp.

Nếu phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật, có chăng quỹ này thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định 93 ngày 25/11/2019. Trong văn bản này, có 2 điểm đáng chú ý trong bối cảnh trên MXH có yêu cầu về việc công khai minh bạch hoạt động của quỹ.

- Điều 5.4: (Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ), quy định: “Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ”.

- Điều 8 (Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ), quy định:
        + 8.2.g): “Hàng năm, quỹ có trách nhiệm công khai CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3”
        + 8.2.i): “Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP và công nhận điều lệ quỹ, CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ, CƠ QUAN QUẢN LÝ NGÀNH, (cơ quan quản lý) LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ và báo cáo với UBND CẤP TỈNH NƠI QUỸ ĐẶT TRỤ SỞ trước ngày 31 tháng 12”.

=> Như vậy có thể thấy: Công khai minh bạch không có nghĩa là phơi tuốt tuồn tuột lên thông tin đại chúng, lên website hay lên trang cá nhân, lên MXH tất cả các khoản thu chi. Mà công khai minh bạch vẫn phải theo các điều luật quy định cụ thể, là cái gì công bố ở đâu. Cụ thể ở đây Chính phủ quy định rõ: Với các khoản đóng góp của các nhà hảo tâm thì công khai lên phương tiện thông tin đại chúng (mà quỹ của bà Hằng không nhận đóng góp từ người khác); Còn các hoạt động thu chi tài chính thì báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, các ý kiến yêu cầu bà Hằng phải công khai minh bạch là đúng, nhưng không có nghĩa là bà phải công bố tài chính, công bố chi tiêu cho toàn thể bàn dân thiên hạ, mà bà chỉ cần báo cáo với cơ quan quản lý là đủ. Còn việc chi tiêu của quỹ này có đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật hay không, thì đã có các cơ quan quản lý kiểm tra đối chiếu. 

Lấy một ví dụ, nếu nói phải công khai các nguồn tiếp nhận từ các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm quyên góp, thì các quỹ như “Cơm có thịt” của anh Trần Đăng Tuấn nguyên Phó TGĐ VTV, quỹ từ thiện Bông Sen của anh Nam Đồng nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM nơi bán dĩa cơm 2.000₫ và ai không tiền thì cho luôn, kể cả quỹ “Sống” của Jang Kều... mới phải công bố trên phương tiện truyền thông. 

Còn ở đây, quỹ Hằng Hữu của bà Hằng chỉ mỗi tiền của bà ấy bỏ ra, mà bà làm nhưng không muốn cho ai biết bà đã bỏ ra bao nhiêu tiền, thì đó là quyền bí mật thông tin cá nhân của bà, không ai được quyền buộc bà cung cấp thông tin ngoài các cơ quan có quyền quản lý quỹ của bà đã được Nghị định 93 quy định.

Do đó, điểm d) khoản 2 điều 8 cũng đã có quy định, quỹ phải “Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỂN theo quy định của pháp luật” (chứ không phải công bố lung tung mọi nơi).

Như vậy, có thể thấy, quy định quỹ hoạt động “phải công khai minh bạch”, vẫn phải theo những quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin, chứ không phải bất cứ ai yêu cầu thì quỹ cũng phải phơi hết thông tin ra cho bàn dân thiên hạ.

Đây cũng chỉ là góc hiểu của mình về quy định của luật. Sẽ có bạn hiểu khác. Mình đề nghị bạn nào hiểu khác có nhu cầu làm rõ thì thảo luận/tranh luận từ tốn. Những lời lẽ vô văn hoá, công kích cá nhân mà không đi vào trọng tâm cần thảo luận, sẽ không được chấp nhận./.

Tks!

Vy Dang









Không có nhận xét nào