Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIẢI MÃ ĐỊA DANH CHIFU TRONG SÁCH XỨ ĐÀNG TRONG CỦA ÔNG BORRI

Giải mã địa danh Chifu trong sách Xứ Đàng Trong của ông Borri Trong Chương IV miêu tả về cái chết của quan trấn xứ Quy Nhơn (Chapter IV. Of ...

Giải mã địa danh Chifu trong sách Xứ Đàng Trong của ông Borri

Trong Chương IV miêu tả về cái chết của quan trấn xứ Quy Nhơn (Chapter IV. Of the Governor of Pulucambi's Death), ông Borri có viết về quan tài của người quá cố được đưa về Chifu để tổ chức lễ đám ma tại đây. Các học giả xưa nay, trong đó có cô Olga, không biết Chifu là nơi nào ở Đàng Trong. Theo sách ông Borri, thì đoàn đưa đám ma quan trấn xứ Quy Nhơn đã đi ba ngày đường để đến Chifu từ phủ đường Quy Nhơn. Cô Olga còn chú thích cho biết là trong bản gốc tiếng Ý, tên Chifu được viết là Kifu (xem Views of 17th Century Vietnam trang 153)
Giải mã địa danh Chifu trong sách Xứ Đàng Trong của ông Borri

Nếu chúng ta đọc các bản đồ xưa, thì Chifu chính là Tyfoo hay Typhou hay Tipho. Bản đồ xưa rõ nhất có tên Typhou là bản đồ A New Chart of the China Sea, and East India Archipelago, Comprehending the Sunda Molucca & Phillippine Islands in which are exhibited the Various Straits and Passages to Canton, and between the Indian and Pacific Oceans. . . 1821 mà bạn có thể xem tại đây >> https://www.raremaps.com/gallery/detail/60821/a-new-chart-of-the-china-sea-and-east-india-archipelago-co-norie.
Giải mã địa danh Chifu trong sách Xứ Đàng Trong của ông Borri
Và Tyfoo trong Việt ngữ, chắc là chỉ cho địa danh Thời Phú, tức là một trong các cửa biển nổi tiếng của phủ Quy Nhơn thời xưa (xem Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí và tra từ "Thời Phú"). Trong bài Vè Các Lái nổi tiếng thời xưa, còn có những câu "Hai canh cửa Kim Bồng hải khẩu, Phỏng vượt qua Thời Phú một canh, Vào Nước Ngọt một nhật trình, Tới miền Nước Mặn bộ hành một ngày".



Và theo chú thích trong bài viết Vè Các Lái (xem >> https://nguyendinhchuc.wordpress.com/2017/11/01/ve-cac-lai-bien-dao-mien-trung-1-tong-hop/), thì "Thời Phú : hay Thì Phú. Trong Đại Nam nhất thống chí, mục chép về tỉnh Bình Định không có tên Thời Phú hải khẩu, chỉ có tên cửa An Dụ, tiếp sau cửa Kim Bồng. Trong Thông quốc duyên cách hải chữ, không có tên An Dụ hải khẩu, nhưng lại có chép Thời Phú hải khẩu liền kề Kim Bồng hải khẩu. Như vậy, hai cửa biển này đều là một và nằm ở địa phận huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Theo chú giải của Hà Văn Tấn trong Dư địa chí (của Nguyễn Trãi), có lẽ cửa Thì Phú là cửa An Dụ. Khoảng cách giữa cửa Kim Bồng và cửa An Dụ là 7km, nên ghe thuyền đi mất một canh giờ là hợp lí."

Vậy địa danh Chifu trong sách ông Borri, thì theo mình tra chính là Thời Phú

Quan trọng hơn, là trong bản Anh ngữ của cô Olga, thì lý do mà quan tài của quan trấn xứ Quy Nhơn được đưa về Thời Phú là do vì ông sinh ra tại Thời Phú (xem đoạn Anh ngữ "After the eight days, the body was carried in a silver coffin gilt, under a canopy, TO THE CITY WHERE HE WAS BORN, called Chifu, three days journey distant.") Nhưng trong bản dịch của cô Thanh Thư từ bản Pháp ngữ, thì không có đoạn về lý do tại sao quan tài lại được đưa về Thời Phú. Không hiểu đây là đoạn cô Thanh Thư không dịch hay do bản dịch Pháp ngữ sách ông Borri không có đoạn về lý do nơi sinh như đã viết trên.

Vậy theo bản Anh ngữ của cô Olga, thì chính vì quan trấn xứ Quy Nhơn sanh ra ở Thời Phú, nên lúc ông mất, quan tài của ông đã được đưa về Thời Phú để làm lễ mai táng. Đây là một phát hiện quý, vì với thông tin này, chúng ta có thể loại vị quan trấn xứ Quy Nhơn này thuộc thế hệ quan viên trực tiếp theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vô Nam hay là từ Đàng Ngoài vô Đàng Trong làm quan. Vị quan trấn xứ Quy Nhơn này sanh ra ở Thời Phú thuộc phủ Hoài Nhơn xưa (và phủ Hoài Nhơn đã được thành lập từ thời vua Lê Thánh Tông năm 1471). Vậy ông hoặc là hàng con cháu nhà Nguyễn sanh ra ở Đàng Trong hoặc gia đình ông đã ở Đàng Trong ít nhất là trước khi ông sanh ra. Nếu ông có gốc gác ở Thời Phú, thì chắc là gia tộc ông là một gia tộc danh vọng ở Thời Phú (vì ông làm tới chức quan trấn xứ Quy Nhơn). Việc gia tộc ông có liên quan tới dòng họ các chúa Nguyễn hay không, thì chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở một bài viết khác trong tương lai.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào