Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÀM SAO XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐÃ BỊ NHIỄM?

LÀM SAO XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐÃ BỊ NHIỄM? Khi cả nhà mẹ tôi bị nhiễm, tôi có gọi cho Trạm y tế Phường. Tôi có kể ở một stt gần đây, rằng trưởng tr...

LÀM SAO XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐÃ BỊ NHIỄM?
LÀM SAO XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐÃ BỊ NHIỄM?

Khi cả nhà mẹ tôi bị nhiễm, tôi có gọi cho Trạm y tế Phường. Tôi có kể ở một stt gần đây, rằng trưởng trạm thì đang bị cách li, còn người thay thế thì đồng ý ngay khi tôi đề nghị cho điều trị tại nhà. Vấn đề là không ai hỏi tên những người bị nhiễm trong nhà tôi, hay yêu cầu khai báo gì thêm.

Như vậy thì chắc chắn Trạm Y tế Phường sẽ không lưu thông tin gì về việc cả nhà mẹ tôi bị nhiễm. Tôi không trách Trạm y tế Phường, nơi nhà mẹ tôi ở, cũng như các Trạm y tế các phường khác. Trong tình hình bùng nổ con số lây nhiễm, họ không thể nào vừa lo ghi nhận, theo dõi, lại lo điều trị những người bị nhiễm. Đây là lỗi tổ chức của hệ thống. 

Như tôi đã nói một lần trên trang facebook này. Y tế Phường thuộc y tế cộng đồng. Họ có trách nhiệm ghi nhận, truy vết, tìm ra các ổ dịch, đưa ra các biện pháp khống chế dịch lây lan. Còn việc điều trị, dù là F0 không triệu chứng, hay có triệu chứng vừa, hoặc nặng, lại phải thuộc về y học điều trị. 

Nếu phân biệt rạch ròi ra như vậy, thì Trạm Y tế phường, với biên chế vài người, mà lại chủ yếu làm công tác dự phòng, đâu có mấy khi đụng đến điều trị, mới có thể quán xuyến hết danh sách người nhiễm trên địa bàn của mình. Thật tiếc là điều này tôi cũng đã có đề xuất, nhưng chẳng ai nghe. Mọi thứ đều dồn lên Phường, thì làm sao mà quán xuyến cho hết được. 

Và tôi cho rằng, hai nguyên nhân mấu chốt của việc vỡ trận rất sớm của TPHCM, một chính là không có phân công phân nhiệm rõ ràng giữa y tế công cộng và y học điều trị, và hai là không chú trọng bảo tồn hệ thống y tế, coi các cơ sở y tế, từ bệnh viện đến phòng khám, cả đa khoa lẫn chuyên khoa, không khác gì quán ăn, tiệm tạp hóa, tiệm massage… Chỉ nhăm nhăm phong tỏa, cách li, giống như bây giờ, chỉ biết xét nghiệm, xét nghiệm nữa, xét nghiệm mãi.

Đúng là việc xác định người nhiễm rồi dựa trên kháng thể là chưa có tiền lệ, nhưng việc người dân bị nhiễm, báo cho hệ thống chống dịch mà hệ thống “quên” cũng chưa có tiền lệ. Việc người dân tự chữa khi bệnh trở nặng cũng chưa từng có tiền lệ (nhất là ở thế kỉ 21 này). Việc không ưu tiên chích vaccine cho nhân viên y tế tư nhân cũng chưa từng có tiền lệ…

Tôi không đồng ý việc Sở Y tế nói là không có cơ sở để cấp thẻ xanh cho người đã bị nhiễm dựa trên xét nghiệm kháng thể. Vậy Bộ Y tế, Sở Y tế TPHCM dựa trên cơ sở nào mà kêu gọi những người đã bị nhiễm tình nguyện vào các bệnh viện để chăm sóc cho người nhiễm nặng? 

Khi yêu cầu người ta vô làm việc cho mình thì có cơ sở, mà khi liên quan đến quyền lợi của người ta thì lại không có cơ sở, là sao?

Bs Võ Xuân Sơn

https://tuoitre.vn/so-y-te-tp-hcm-dang-tim-giai-phap-hop-tinh-hop-ly-dung-luat-vu-f0-ngoai-vong-quan-ly-20210913121926593.htm?fbclid=IwAR0uEhMw5tXHekBt4Vi0qpPaYMo-9QGRD9CCvsGLmxYMmiTBhCtxfayUJGo

1 nhận xét

  1. Trích :"Khi yêu cầu người ta vô làm việc cho mình thì có cơ sở, mà khi liên quan đến quyền lợi của người ta thì lại không có cơ sở, là sao?"

    Không thế , không là cộng sản !
    Chẳng riêng gì Việt Nam , mà là toàn cầu , toàn cầu hãy đợi .... từng bước , từng bước tiến tới kiểm soát toàn thể từ hành vi , tư tưởng mỗi con người qua cái gọi là Tín Chỉ công Dân.
    Một loại tín chỉ đã và đang xúc tiến ở Tàu khựa .

    Bất kỳ quốc gia nào cưỡng ép dân phải chích ngừa , sẻ tiến hành bước kế tiếp là vắc xin passport .
    Ai kh̀ng có vắc xin passport coi như tù giam lỏng , không được đi bất cứ đâu, ngay cả mưu sinh _ không chích không job , không chợ búa , không mua sắm ..._

    Ngược lại nếu chích sẽ có vắc xin passport , nhà nước sẽ biết tất tần tật bạn đang đi đâu ? đang làm gì ?... ngay cả bạn mua sắm gì ?
    Tín chỉ công dân lợi ích biết bao! nhà nước nào không thích ? Thế giới phân biệt rõ rệt : giai cấp bị trị và giai cấp thống trị .
    Nói cách khác chỉ còn 2 giai cấp : giai cấp đô hộ và giai cấp CỪU . Ngoan ngoãn đứng yên cho ĐẦY TỚ xén lông , sau đó ném cho tí cỏ ... và tiếp tục một đời thú vật !!

    Có khác gì ông tiến sĩ giáo sư nào đó ví dân Việt như con vịt : " Nhổ lông vịt , sao cho tới sợi lông cuối cùng ... mà ... để VỊT không kêu "

    Trả lờiXóa