Về quyển Phủ tập Quảng Nam Ký Sự #phu_tap_quang_nam_ky_su Bài 3 - Về hành trình tiến đánh nhà Mạc ở xứ Quảng Nam của ngài Bùi Tá Hán Theo qu...
Về quyển Phủ tập Quảng Nam Ký Sự
#phu_tap_quang_nam_ky_su
Bài 3 - Về hành trình tiến đánh nhà Mạc ở xứ Quảng Nam của ngài Bùi Tá Hán
Theo quyển Phủ tập Quảng Nam Ký Sự, thì vào ngày mồng 2 tháng 6 năm Ất Tỵ Nguyên Hòa 13 (1545), ngài Bùi Tá Hán "xuất quân từ cửa biển Hội Thống mà theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré thì nghỉ lại. Sau đó, lại diễn tập chiến trận, hành quân thích hợp với chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen. Kế đó, giả làm đoàn người di cư, lén đổ bổ lên bờ, bí mật tìm vào các đồn điền quân đội để vận động khởi nghĩa Cần Vương, bỏ nhà Mạc về với nhà Lê.".
Nhưng một đoạn văn tả như thế có quá nhiều vấn đề về logics vì:
(1) Cù Lao Ré là địa danh mà trong các bản đồ Tây thời xưa đã có nhắc đến là nơi các tàu thuyền buôn bán thường ghé lại để lấy nước ngọt (hoặc tiếp tế lương thực). Một nơi mà người nước ngoài thường ghé vào như thế (và trơ trọi như thế giữa ở biển), chắc là triều đình (hoặc ít nhất các cơ quan quân sự địa phương) đều có tay mắt theo dõi cả. Vậy làm sao mà quân của ngài Bùi Tá Hán có thể đến cù lao Ré rồi lại còn tập trận tới lúc đánh trận hơi hai tháng mà không thấy quân đội nhà Mạc ở địa phương biết gì thế nhỉ ? Lạ lùng hơn, là nhóm quân Bùi Tá Hán lại còn có thể từ cù lao Ré mà vô đất liền, giả làm người di cư, xâm nhập vào các đồn điền nơi này như chốn không người. Không hiểu các quân vệ, quân binh tuần tiểu của nhà Mạc đang làm gì lúc này ở khu vực Quảng Ngãi thời này ?
(2) Không hiểu chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen là chiến trường nào ? Ví dụ nếu quân Bùi Tá Hán là quân Thanh Nghệ thì chắc chúng ta khỏi bàn, cả bao nhiêu thế hệ quân Thanh Nghệ đã đánh nhau ở khu vực Thuận Hóa, thế thì có gì mà lạ với chiến trường xứ Quảng Nam đánh trên bộ nữa nhỉ ? Còn nếu là đánh thủy, thì ô hay, cù lao Ré là một hòn đảo trơ trọi giữa biển, coi bộ sóng gió rất dữ, thì có ai ở đó mà tập trận thủy chiến để đánh Quảng Ngãi hay Quảng Nam đâu ta ? Mà cù lao Ré có khi còn không đủ cung cấp lương thực để nuôi cả một đội quân bao nhiêu chiến thuyền đi đánh, đất đai hoang đảo, sóng gió dập dìu, thế thì tập trận ở cù lao Ré cho quân Bùi Tá Hán quen là tập trận như thế nào ? Vấn đề logistics cần giải quyết ra sao ? Đừng nói là có kêu người từ đất liền dong thuyền đem lương thực ra ngoài đảo cung cấp nha
(3) Kế hoạch "Điều một đội quân từ hậu cứ hải đảo tiến thẳng vào cửa biển Cổ Lũy, chia làm hai chi: một chi dùng thuyền lớn ngược dòng sông Vệ đi lên đến Hà Khê, chốt giữ khoảng hai hải lý đường thủy; chi này được phép cho 100 quân lên bờ, dọc theo hữu ngạn sông Trà Khúc, từ Cổ Lũy đến Ba La, rải ra thành 10 nhóm, dùng đèn đuốc và đánh trống để thanh viện ..." xem ra rất có vấn đề. Bởi vì theo sử xưa, Cổ Lũy thời Chàm là nơi có cả thành, và hình như nơi đây thời người Việt lấy được gọi là Đại Cổ Lũy. Một nơi quan trọng như thế chắc là triều đình nhà Lê / nhà Mạc có các đội thủy quân, có đồn đắp hai bên sông để trấn giữ chứ nhỉ ? Sau lại có kế hoạch gì mà đánh thủy trực diện ngay tại nơi yết hầu của phủ huyện, mà phủ huyện quan trọng như thế lại như không có phòng thủ mặt thủy cửa biển gì cả và lại để cho quân địch xâm nhập vào dễ dàng như chốn không người thế ?
Nên mình lại thắc mắc, là khi thầy Trần Nghĩa của Viện Hán Nôm và các nhà Hán học lên tiếng khẳng định quyển Phủ tập Quảng Nam Ký Sự đáng tin cậy về mặt văn bản học, thì họ đã có suy nghĩ về những vấn đề logics này và các điều khác mà mình đã nêu ra chưa ? Hay họ chỉ dịch tài liệu rồi ngẫu hứng quá, họ ca tụng là quyển sách như thế rất là đáng tin cậy về mặt văn bản học mặc dù bản thân họ chưa bao giờ làm cái công việc là phải dò lại sử sách và so sánh thêm với các tài liệu khác lẫn đặt ra các câu hỏi về logics ? Văn bản học mà không làm các công việc này là rất nguy hiểm và phản khoa học, đúng không bạn ?
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào