Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược #cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong Bài 3 - Nước Kha Lăng xưa có phải là Xiê...
Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược
#cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong
Bài 3 - Nước Kha Lăng xưa có phải là Xiêm La như cụ Nguyễn Thông khẳng định không ?
Cũng trong phần Quyển 5 Chân Lạp, cụ viết như thế này "*Xiêm La tức là đất nước Kha Lăng đời xưa (đã viết ở Xiêm La khảo).*"
Và nếu chúng ta chịu khó đọc luôn Quyển 6 Xiêm La, thì cụ giải thích thêm như sau "*Nước Xiêm La là đất nước Kha Lăng cũ ... Dựng nước đồng thời với Cao Miên ...Sách Cựu Đường thư chép: nước Kha Lăng ở trên bãi trong biển phương Nam, phía đông giáp nước Bà Lợi, phía tây giáp nước Trụy Bà Đăng, phía Bắc giáp với nước Chân Lạp, phía nam giáp biển lớn ...*"
Thật ra nếu chúng ta cẩn thận hơn, và đọc lại sách Cựu Đường Thư 舊唐書 quyển 197 viết về nước Kha Lăng 訶陵國 (xem >> https://zh.m.wikisource.org/zh-hant/%E8%88%8A%E5%94%90%E6%9B%B8/%E5%8D%B7197), thì sẽ đọc được đoạn này "*訶陵國,在南方海中洲上居,東與婆利、西與墮婆登、北與真臘接,南臨大海。*", diễn âm là "*nước Kha Lăng, (là quốc gia) ngụ cư trên một bãi châu ở giữa biển phương Nam, phía đông giáp Bà Lợi, phía tây giáp Trụy Bà Đăng, phía bắc tiếp giáp Chân Lạp, phía nam giáp biển lớn*".
Như vậy, thì với kiến thức thường thức về địa lý của một người Á Châu, thì chỉ cần người ấy đọc đoạn "*Nước Kha Lăng, (là quốc gia) ngụ cư trên một bãi châu ở giữa biển phương Nam ... phía bắc tiếp giáp Chân Lạp*", thì đã có thể hiểu rằng là nước Kha Lăng trong Cựu Đường Thư chưa hề bao giờ là chỉ cho khu vực tương đương với Xiêm La, vì nước Kha Lăng là nằm ở giữa biển trên một đảo lớn, và quan trọng hơn, là phía bắc tiếp giáp với Chân Lạp, mà Xiêm La thì chưa bao giờ là nằm giữa biển và nằm ở phía bắc của Chân Lạp cả.
Thế cụ Nguyễn Thông giải thích như thế nào về 2 điều này ? Thì cụ đưa ra các nhận xét là học giả Tàu Cố Đình Lâm 顧亭林 đã theo sách sử Tàu xưa mà viết sai, nhưng mình đã có đọc lại và sẽ viết 1 bài dẫn chứng là cụ Nguyễn Thông nhận xét sai.
Tếu hơn, là cụ Nguyễn Thông khi nhận xét học giả Tàu sai, mà bản thân cụ thì để chứng minh rằng cụ đúng, cụ lại khuyên độc giả là đừng nghe theo cái câu "*Nước Kha Lăng, (là quốc gia) sống trên một bãi châu ở giữa biển phương Nam*" với đoạn *"...Lại có chữ biết tính sao, làm lịch, thì nước Kha Lăng tức là Xiêm La ngày nay, không phải ngờ gì nữa. Chỉ có một câu ở trên bãi trong biển, thì là nghe đều lầm đấy mà thôi*", mặc dù đoạn này trong sách Tàu viết rất là đúng vị trí nước Kha Lăng, tức là thuộc đảo Java, Indonesia ngày nay. Còn lời khuyên của cụ Nguyễn Thông, thì không biết là cụ đã dựa vào đâu mà đưa ra như thế ?
Nên mình chỉ mới đọc phần cụ Nguyễn Thông bổ chính về Chân Lạp và Xiêm La, mà đọc tới đâu về các nhận xét của cụ, mình cũng thấy cụ nhận xét sai be bét tới đó. Một học giả mà kiến thức địa lý có đầy sai lầm đến thế, như là một con ếch trong giếng nhìn lên trời, lại được triều đình nhà Nguyễn lệnh cho bổ chính / khảo lược bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thế có là chết người không ?
Mà lạ là, cụ Nguyễn Thông phê bình học giả Tàu và sách Tàu là sai, nhưng cụ không hề cho chúng ta biết là cụ có đọc được sách Tây nào không ? Hay là cụ tưởng tượng ra, như một con ếch ngồi trong đáy giếng nhìn lên trời, là người ta viết sai, làm xấu hổ cho cả cái học của người Nam.
Và đáng sợ hơn nữa, là một người mà phán xét thiên hạ sai vô căn cứ như cụ Nguyễn Thông, mình chỉ cần tra Google là ra hết trong khoảng 15 phút, ấy thế mà làm sao các học giả Việt Nam cả trăm năm nay khen cụ lên tới mây về việc bổ chính bộ Khâm Định Việt Giám Thông Mục với quyển Việt sử thông giám cương mục khảo lược này thế ? Kiến thức cụ mà như thế này, làm sao đủ trình độ mà đi khảo lược sách Quốc Sử Quán thế nhả ? Còn các học giả Việt Nam xưa nay khen cụ, liệu họ có thật sự đọc những gì cụ viết và tự tìm hiểu đúng sai không, hay họ cũng là những con ếch khác ngồi cùng trong một cái giếng nhìn lên trời ạ ?
Đây, cụ Nguyễn Thông "*đọc nhiều*" của người Việt đây. Nghe nói cụ này còn là chí sĩ và nhà cách mạng, nhà thơ yêu nước gì đó nữa
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào