Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục #cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong Bài 2 - Bàn về nhận xét của cụ liên quan tới Chân ...
Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục
#cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong
Bài 2 - Bàn về nhận xét của cụ liên quan tới Chân Lạp - phần 2
Cụ Nguyễn Thông viết như thế này:
****
*Sách Tân Đường Thư chép: Nước Chân Lạp phía đông cách nước Xà Cừ, phía tây thuộc Phiếu, phía nam giáp biển ... Đời đời cùng với Tham Bán thông hiếu, thường hay đánh nhau với Hoàn vương Càn Đà Viên ...*
*Xét nước Phiếu tức là nước Miến Điện ngày nay. Đông nam còn có nước Xiêm La. Chân Lạp sao vượt qua được mà thuộc vào nước Phiếu. Sách Hoàng Thanh Thông Khảo nói: Đông Phố ở biển tây nam, cũng lầm như thế đấy.*
****
Nhưng nếu bạn tra sách Tân Đường Thư bản Hán ngữ Quyển 222 Hạ về Chân Lạp tại đây >> https://zh.m.wikisource.org/zh-hant/%E6%96%B0%E5%94%90%E6%9B%B8/%E5%8D%B7222%E4%B8%8B, thì:
1. Câu văn trong Tân Đường Thư viết về vị trí Chân Lạp là như thế này >> "*真臘,一曰吉蔑,本扶南屬國。去京師二萬七百里。東距車渠,西屬驃,南瀕海*" tức diễn nghĩa là "*Chân Lạp, còn gọi là Khmer, vốn là thuộc quốc Phù Nam. <Từ đây> tới kinh sư là 2 vạn 7 trăm dặm. Đông đến Xa Cừ, Tây liền Phiêu, Nam kề biển*".
Câu Hán ngữ như thế, thì làm sao mà lại có câu dịch Việt ngữ thành ra là "*Nước Chân Lạp ... phía tây thuộc Phiếu*", để rồi có cả câu nhận xét "X*ét nước Phiếu tức là nước Miến Điện ngày nay. Đông nam còn có nước Xiêm La. Chân Lạp sao vượt qua được mà thuộc vào nước Phiếu*" thế nhỉ ? Các dịch giả quyển sách này là Ban biên dịch Viện Sử Học, ông Đỗ Mộng Khương và Lê Duy Chưởng nào đấy. Chắc là họ dịch sai đoạn này rồi đó bạn.
2. Câu hỏi mà cụ Nguyễn Thông đặt ra, là làm sao mà Chân Lạp lại có thể liền Phiếu (tức thị quốc Pyu) vì ở giữa 2 quốc gia này còn có cả Xiêm La. Nhưng thật ra, là quốc gia Xiêm La chỉ có rất là sau này, chứ trước đó, là có các quốc gia cổ đại như Chenla, Dvaravati và Pyu nằm sát bên nhau. Và theo công trình nghiên cứu của học giả Chen Yi-Sein về mối quan hệ Pyu và Chân Lạp xưa (xem >> https://www.centerforburmastudies.com/uploads/5/2/1/8/52185987/60bulletinsept97.pdf), thì thời này, vua Phù Nam là Fàn Shīmàn (Việt ngữ - Phạm Sư Mạn) trị vì giai đoạn 205-225, đã chiếm vương quốc Dvaravati giáp với thị quốc Pyu, và bạn đã biết là Phù Nam sau này là do người Chân Lạp nắm giữ, và mãi cho đến thế kỷ 11, thì hầu như toàn bộ lãnh thổ Thailand ngày nay là nằm dưới sự cai trị của người Khmer. Do vậy mà các nguồn sử liệu Trung Quốc thường viết là vương quốc Khmer là giáp giới với thị quốc Pyu ở phía Đông.
Như vậy thì nguồn sách Tân Đường Thư viết về vương quốc Chân Lạp 真臘 giáp thị quốc Pyu là hoàn toàn có cơ sở. Chân Lạp thời hậu Phù Nam khoảng thế kỷ 6 rất là khác với Chân Lạp thế kỷ 19 mà cụ Nguyễn Thông biết. Nên chúng ta không biết cụ Nguyễn Thông đã có đọc nhiều sách vở thực tế về địa lý trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau không, hay cụ chỉ đọc vài quyển sách Hán ngữ và thế là nhận xét sách Tân Đường Thư viết sai về Chân Lạp giáp giới thị quốc Pyu.
3. À, còn nhận xét của cụ Nguyễn Thông "*Sách Hoàng Thanh Thông Khảo nói: Đông Phố ở biển tây nam, cũng lầm như thế đấy*", thì không biết sách Hoàng Thanh Thông Khảo có viết Đông Phố không bạn há. Hay bạn tra luôn cho vui ?
Và mình vẫn còn đang chỉ đọc đoạn cụ Nguyễn Thông nhận xét về Chân Lạp, chưa đọc tiếp về Xiêm La hay Ai Lao, v.v, và đọc ngược trở lên về An Nam, hay gì gì đó.
Nên không hiểu đã có ai đọc kỹ quyển sách Việt sử thông giám cương mục của cụ Nguyễn Thông chưa ? Và quan trọng hơn, là dò lại tài liệu ngày nay trên Google chưa ? Chứ còn nếu có các thầy nào mà khen cụ Nguyễn Thông kiến thức uyên thâm hay thông thái gì đó, chắc cần xem lại. Yes, có thể cụ Nguyễn Thông đọc nhiều sách Hán ngữ lắm, nhưng một nửa cái bánh là cái bánh, chứ còn một nửa sự thật chưa bao giờ là sự thật đâu nhỉ ? Có khi cái học của cụ Nguyễn Thông rất đáng nể cho người xưa, nhưng với người thời nay, chúng ta cũng nên đặt dấu chấm hỏi về sự thông thái của cụ, vì có khi cụ chưa đọc đủ bao nhiêu sách cả, vì thời cụ học hành và đọc sách chỉ được có thế, đúng không ?
Đáng nói là có khi các thầy thời nay đừng nên khen cụ Nguyễn Thông quá chứ nhỉ
À, mà sẵn luôn, cho các dịch giả Ban biên dịch Viện Sử Học, ông Đỗ Mộng Khương và Lê Duy Chưởng nào đấy, trong phần Hán ngữ Tân Đường Thư, câu viết rõ ràng là "*世與參半、驃通好,與環王乾陀洹數相攻*", tức là "*Đời đời cùng với Tham Bán, **Phiêu **thông hiếu*", tức là câu này viết là nước Chân Lạp cùng Tham Bán 參半 và Pyu 驃 đời đời giao hảo, ấy thế mà làm sao vào câu dịch của các cụ, thì chỉ còn có Tham Bán thế nhỉ ? Có phải các cụ cắt xén không, hay là do cụ Nguyễn Thông tự cắt xén đoạn về Chân Lạp giao hảo với thị quốc Phiêu, để cho câu nhận xét của cụ có vẻ đáng tin hơn, như là cách mà vài học giả, tiến sĩ Việt Nam thời nay hay áp dụng vậy ?
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào