GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KHOE: SÁCH CỦA ÔNG CẦM LÊN LÀ DẠY NGAY ĐƯỢC Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chư...
GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KHOE: SÁCH CỦA ÔNG CẦM LÊN LÀ DẠY NGAY ĐƯỢC
Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình 2018, Tổng chủ biên kiêm chủ biên bộ sách Cánh Diều, cho biết, đối với sách Tiếng Việt Cánh Diều của ông, giáo viên chỉ cần cầm lên là dạy ngay được, không cần tập huấn.
Thảo nào, chỉ khảo sát và thống kê sơ bộ, riêng Tiếng Việt 1, tập 2 do ông làm Tổng chủ biên kiêm chủ biên có đến 42 văn bản cùng với hệ thống câu hỏi học tập hoàn toàn trùng lắp với Sách giáo khoa 2000. Cái người ta đã dạy từ 20 năm nay đến thuộc lòng thì đúng là "cầm lên dạy ngay được" chứ có "đổi mới căn bản và toàn diện" gì mà phải tập huấn?
Một học trò tôi ở Tây Nguyên vừa cho biết, trong vụ phát hiện bằng giả, có giáo viên trình độ thực mới chỉ lớp 3, lớp 4 cũng dạy được sách của ông đấy. Tôi thấy có lý, vì bản thân ông với tư cách là Tổng chủ biên kiêm chủ biên chỉ có mỗi năng lực là chép lại sách cũ, ngang bằng học sinh học và chép mẫu thì giáo viên học xong lớp 3, lớp 4 cũng dạy được chứ cần gì năng lực cao hơn? Cứ biết đọc biết viết, tức đủ năng lực chép mẫu, là dạy được tất tần tật. Coi như với chương trình cải cách lần này, giáo viên trình độ lớp 3, lớp 4 học ghép với học sinh lớp 1, lớp 2, giống như mô hình lớp học VNEN vậy!
Ông nói ông kế thừa cái hay, cái hấp dẫn của sách cũ, nhưng kế thừa đến gần như cóp nguyên xi như vậy thì sao lại gọi là "đổi mới căn bản và toàn diện"? Kế thừa bằng sao cóp nguyên mẫu thì gọi là chỉnh lý, bổ sung chứ sao lại gọi là "đổi mới căn bản và toàn diện"? Hay là ông không hiểu cum từ "căn bản và toàn diện" trong Nghị quyết TW có nghĩa là gì? Hay là ông cũng chỉ hiểu "dạy học phát triển năng lực" là rèn cái kỹ năng chép lại mẫu cũ mà ông tự cho là "hay, hấp dẫn" như ông đã làm gương khi soạn sách?
Tôi thì chẳng thấy có gì "hay, hấp dẫn" như ông tự khoe. Các văn bản trong sách Cánh Diều của ông gọi là kế thừa cái hay, cái hấp dẫn của Sách giáo khoa 2000 ấy, tôi và mọi người đọc lên thấy toàn những ngôn từ... dở hơi. Trẻ em học xong sẽ loạn chữ với cách dùng từ "chả", "đớp", "tợp", "khổ mỡ" , "kể lể rôm rả", "quà quà"... và sẽ trở thành những đứa dở hơi. Hay là ông muốn con em của nhân dân phát triển toàn diện cái năng lực dở hơi?
Thế này mà GS. Trần Đình Sử dám khẳng định Chương trình 2018 đã là "chương trình chống văn mẫu". Chống văn mẫu của người khác phe, còn sách của phe ta thì tha hồ chép, như ông Thuyết đã tự chép lại món có sẵn từ năm 2000 mà ông gọi là "hay, hấp dẫn"? Nhà giáo dục mà sao giống nhà buôn quảng cáo thuốc lậu vậy"? GS. Trần Đình Sử nói, chỉ cần áp dụng nghiêm túc Chương trình 2018 là chỉ trong một thời gian ngắn mọi sách mẫu trên thị trường sẽ thành "rác rưởi" hết. Hoá ra có sự cạnh tranh theo cách, ông đã là Tổng chủ biên chương trình thì Sách giáo khoa do chính ông soạn ra phải là tốt nhất, còn lại đều bẩn thỉu cần loại bỏ? Thưa các ông, trong luật quảng cáo, việc tâng bốc sản phẩm của mình, hạ thấp, hạ nhục sản phẩm của người khác là điều cấm và bị kiện đấy!
Xem ra cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho ông Thuyết làm Tổng chủ biên Chương trình 2018 với quan điểm "chọn mặt gửi vàng" là để đẻ ra vàng thật. 39 ngàn tỷ + lãi bán sách giáo khoa gấp 4 lần sách cũ, dù chỉ làm cái việc em bé lớp 3 chép lại sách cũ, quy ra vàng là bao nhiêu, các ông hãy sao kê công khai cho thiên hạ xem?
Chu Mộng Long
Không có nhận xét nào