LƯƠNG THẤP NHƯNG KHÔNG NGHÈO VÌ ĐÂU? Một giảng viên share lương của mình lên mạng và kêu ca lương thấp. Dạy hơn 10 năm, lương chỉ có 6 triệu...
LƯƠNG THẤP NHƯNG KHÔNG NGHÈO VÌ ĐÂU?
Một giảng viên share lương của mình lên mạng và kêu ca lương thấp. Dạy hơn 10 năm, lương chỉ có 6 triệu. Vậy mà nhiều người nói, rằng lương thấp mà sao giảng viên nào cũng giàu? Có người bảo chê thấp thì sao không bỏ nghề dạy học để ra ngoài làm nghề khác? Và chửi, rằng giảng viên đại học mà ra ngoài thì chắc chắn không biết làm gì để sống!
Xem ra không ý kiến, lời chửi nào sai. Nó hoàn toàn đúng cho loại giảng viên hèn nhược, ngu dốt nhưng lưu manh. Tất nhiên cũng đúng một phần cho giảng viên có năng lực.
Nhưng tôi thì cho rằng, giảng viên dám kêu ca này là người có lương tâm và trách nhiệm. Bởi lẽ:
Giảng viên này chắc chắn không thuộc số "ai cũng giàu". Anh ta không theo gương các giảng viên làm giàu bằng nhiều cách. Hoặc có chút lương tâm và năng lực thì tim cách dạy thêm, dạy ngoài giờ hay làm chân trong chân ngoài. Hoặc tìm mọi cách moi tiền từ người học, moi từ quà cáp đến phong bì phong bao.
Giảng viên này muốn gắn bó với nghề mà mình yêu nên không nỡ bỏ nghề. Anh ta muốn lương được trả xứng đáng với tâm huyết và trách nhiệm của một nhà giáo chứ không chơi trò tiền nào của nấy, cứ dạy đại, làm dối cho xong, chết ai mặc xác.
Tóm lại là ở cái thời đại này, trong lúc các nhà giáo đã không còn là nhà giáo nữa, hoặc làm con buôn giáo dục, hoặc làm tướng cướp, hoặc dối trá hoặc đối phó chiếu lệ cho xong thì anh ta đã lên tiếng đòi hỏi nhà nước hãy trả lương xứng đáng cho vị trí việc làm của anh ta. Tôi thích những người như vậy.
Cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: "Học phí thấp thì chất lượng giáo dục không thể cao!" Dân mạng chửi và ông mất chức vì nói bậy. Giá như ông nói được câu: "Lương thấp thì chất lượng giáo dục không thể cao" thì hàng triệu nhà giáo đã ủng hộ ông.
Chu Mộng Long
Trích :"Giá như ông nói được câu: "Lương thấp thì chất lượng giáo dục không thể cao" thì hàng triệu nhà giáo đã ủng hộ ông."
Trả lờiXóaLương thấp là quốc sách , từ thời chiếm trọn miền Bắc , đẻ ra tem phiếu , bao cấp , xin - cho ... nắm chặt bao tử con vật để kiểm soát tư tưởng , ý nghĩ của nó . Mở miệng ra là không còn giai cấp , chỉ có giai cấp vô sản , không có giai cấp bóc lột , nhưng :
“Tôn Đản là chợ vua quan
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ bàn dân anh hùng”
Sau 30/4/75 miền Nam bị nuốt chửng bởi những người sinh bắc tử nam . Tố Hữu nhà đại bưng bô lên làm bộ trưởng bộ Giá - Lương - Tiền ; ngồi rung đùi làm thơ con cóc .
Lương giáo chức bấy giờ thua cả lương phu quét đường . Thày chạy thêm xích lô , xe ôm kiếm sống ; cô bán hàng trong lớp , củ mỉ củ lang , bịch nước , bán nước cứu thân !
Thuế thì tận thu , thu thuế như nhổ lông vịt , sao cho vịt không kêu mà được nhiều lông !
Cán bộ , công nhân viên với đồng lương chết đói ... hỏi sao không tham nhũng , không hoạnh hoẹ ; lương ít ngược lại quyền lực nhiều , nên ai cũng muốn nhảy vào , ngược đời thế đấy !!
Cần phải điều chỉnh tiền lương cho hợp với giá cả thị trường , thích nghi với cuộc sống .
Chẳng cần dẹp , chẳng cần chống ... tham nhũng cũng tự giảm , chết dần .
Giống hệt như về quê "tự phát" lúc này . Nếu họ không bị bỏ đói, không bị giam cả đống người trong 4 bức tường : ai ở đâu ở đó ; không bị ngoáy mũi , o ép .... họ chẳng bỏ SG , bỏ BD, bỏ ĐN với cuộc đi đầy gian truân vô định !