Tố Hữu - Vua nịnh? Joseph Stalin chết vào lúc 9:50PM, ngày 5 tháng 5 năm 1953. Mặc dù sau này, tượng của ông đã bị vứt bỏ lăng lóc, và cái...
Tố Hữu - Vua nịnh?
Joseph Stalin chết vào lúc 9:50PM, ngày 5 tháng 5 năm 1953. Mặc dù sau này, tượng của ông đã bị vứt bỏ lăng lóc, và cái biệt danh "the butcher" - "kẻ thái thịt" (Người), đã đi theo Stalin, cuốn theo số phận của hàng chục triệu người đã bị thãm sát, là nạn nhân của Stalin. Dù vậy, lúc đó hàng trăm ngàn người Nga đã đưa tiễn, khóc than vật vã trước cái chết của Stalin, đông và chật đến nỗi đã có gần 500 người bị chết chỉ vì chen lấn và ngẹt thở.
Riêng ở Hà Nội, không ai tranh giành chen lấn làm thơ nịnh Stalin. Chỉ có Tố Hữu đã nịnh hết ga, khóc lóc hết nước mắt, sầu thãm trong bài thơ "Đời Đời Nhớ Ông", đúng vào tháng 5 năm 1953 như sau:
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Cha mẹ chết Tố Hữu cũng không làm thơ khóc. Ngay cả họ Hồ nhắm mắt mà Tố Hữu cũng không nhỏ giọt nước mắt nào. Vậy mà khi Stalin chết, thì nhà thơ xứ Huế chỉ muốn tự tử chết theo.
So với dòng người Hà Nội tiễn đưa ông tướng Võ Nguyên Giáp, thì chẳng thấm vào đâu. Dù sao thì khóc ông Giáp vẫn tốt hơn là vọng ngoại, khóc ông Stalin, một ông Tây mũi lõ, chẳng liên hệ họ hàng gì đến nhân dân mình. Vẫn chưa thấy Tố Hữu thứ hai khóc than bác Giáp.
Có nhiều kỷ thuật đã được Hà Nội ứng dụng trong lãnh vực tuyên truyền đám đông sau cái chết của Võ Nguyên Giáp. Ngay sau khi loan tin ông Võ Nguyên Giáp chết, cả guồng máy tuyên truyền của Đảng đã gào thét và áp dụng triệt để các kỷ thuật tuyên truyền cổ điển như khai thác tính bầy đàn, xào nấu các thông tin trong dân gian, sử dụng ngôn từ đánh động vào tình cãm, đánh đồng đám đông với các cãm xúc để thúc đẩy họ bày tỏ, thể hiện qua hành động cụ thể, khai thác triệt để các hiệu ứng của những nhà báo, người nỗi tiếng, người nước ngoài, cò mồi.. v.v…
Và nhiều kỷ thuật tuyên truyền khác chỉ để “thần thánh” hoá ông Giáp cho mục tiêu chính trị của Đảng. Dĩ nhiên, làm được điều này, nhà nước độc tài phải hoàn toàn kiểm soát hết các hệ thống thông tin. Việc này thì không có gì khó khăn và xa lạ, ở Việt Nam, hơn 700 các cơ quan ngôn luận đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng CSVN. Vì vậy khi được lệnh, họ đã mở công xuất tối đa, áp dụng chiến thuật tuyên truyền "biển người", nhằm đạt mục tiêu mà bậc thầy về tuyên truyền của Phát xít Đức, Paul Josehp Gobbels, đã từng dạy “Dân chúng sẽ tin vào sự bip bợm, dối trá nếu nó được nhồi nhét và lập đi lập lại nhiều lần”.
Tôi có thể dám đánh cá với các bạn rằng, khi đất nước thay đổi, những người đã khóc than ông Võ Nguyên Giáp hết nước mắt ấy, có thể trong số họ sẽ có người đấm ngực mà tự hỏi là nước mắt ấy ở đâu mà ra vậy? Có thực là họ khóc thương cho một "công thần", một "huyền thoại", hay chỉ là hội chứng của "bày đàn", là nạn nhân của kỷ thuật tuyên truyền. Ông Tố Hữu mà còn sống đến hôm nay, thì thế nào tôi cũng tìm cách hỏi ông ấy về bài thơ nịnh “đời đời nhớ ông”. Là “tiếng đầu lòng con gọi Stalin”. Hồi đó mới tập nói, con ông Tố Hữu đã biết tên Stalin rồi, không biết giờ già rồi, thì có còn nhớ hay quên?.
Đỗ T. Công
Không có nhận xét nào