Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ KẾT LUẬN ĐẦY MẶC CẢM TỰ TY TRONG BÀI VIẾT QUAN HỆ HÀ TIÊN – THUẬN HOÁ THỜI KÌ KHAI THIẾT ĐỒNG BẰNG MIỀN TÂY CỦA TÁC GIẢ ĐẶNG HOÀNG GIANG

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang ...

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang

Nhờ anh Lê Ngọc Quốc shared bài nên mình có đọc bài này tại đây >> http://vsl.edu.vn/quan-he-ha-tien-thuan-hoa-thoi-ki-khai-thiet-dong-bang-mien-tay-tu-dau-den-nua-sau-the-ki-xviii/16226

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang

Tác giả bài viết này, Đặng Hoàng Giang, đã đưa ra vài sử liệu để rồi kết luận rằng là "mối quan hệ Hà Tiên - Thuận Hóa là dựa vào quan hệ quân - thần với chữ "Trung ... làm chất keo kết dính là một nội dung quan trọng, đủ sức vượt qua ranh giới tộc người hạn hẹp (Hoa – Việt) để mang một giá trị liên quốc gia".



Và dựa vào kết luận trên, tác giả khẳng định "Chúa Nguyễn đã tự mình tái hiện hình ảnh của một bậc minh quân Nho Giáo truyền thống – một minh quân vừa ân vừa uy, vừa thắt vừa mở, vừa ràng buộc vừa vỗ về với chư hầu. Đó là hình ảnh mà Mạc Cửu và rất nhiều nhân vật Trung Hoa đương thời ra sức cứu vãn nhưng đã thất bại. Do vậy, cách hành xử của họ Nguyễn trở nên ứng hợp với nhu cầu nội tâm của họ Mạc và cộng đồng Hoa dân, những người vẫn nặng lòng hoài cựu: khát khao được tồn tại với những giá trị văn hoá của chính họ."



Nhưng đáng tiếc, sử liệu mà chúng ta hiện có, từ Việt Nam lẫn ngoài này, đã chứng minh rằng là mối quan hệ Hà Tiên Thuận Hóa chả có nét gì về "Ở đó, quan hệ quân – thần với chữ “Trung” làm chất keo kết dính là một nội dung quan trọng, đủ sức vượt qua ranh giới tộc người hạn hẹp (Hoa – Việt) để mang một giá trị liên quốc gia" như tác giả đã kết luận cả. 



Bởi vì:



(1) Nếu có quan hệ quân thần với chữ Trung của Á Đông ấy, thì chắc là đã không có sử kiện, vào năm 1742 chính Mạc Thiên Tứ, vị Tổng trấn Hà Tiên, khi gởi thư sang cho triều đình Shogun của Nhật Bổn, ông đã tự xưng bản thân ông là một quốc vương Chân Lạp (Reacea Krong Kampucea Tiptei), chứ không là một vị Tổng trấn Hà Tiên như người Việt Nam ngày nay tung hô cả. Việc xưng thần với thiên triều, và xưng vương với các vương quốc khác, đó chả phải là mô hình của các triều đại Việt Nam đối với thiên triều Trung Hoa xưa nay đó sao ? Nhưng có ai bao giờ chỉ dựa vào mối quan hệ thần phục như thế này mà lại liều lĩnh khẳng định là có chữ Trung đâu ta ? Có ai đã bao giờ chỉ dựa vào việc các triều đình Việt Nam thần phục thiên triều Trung Hoa cả ngàn năm, mà từ đó viết khẳng định là các hoàng đế Việt Nam là Trung với thiên triều Trung Hoa đâu, đúng không bạn ?



(2) Có đúng là chỉ vì có việc các chúa Nguyễn đối xử với người Hoa như thế, nên các "Chúa Nguyễn đã tự mình tái hiện hình ảnh của một bậc minh quân Nho Giáo truyền thống – một minh quân vừa ân vừa uy, vừa thắt vừa mở, vừa ràng buộc vừa vỗ về với chư hầu" không ? Bởi vì nếu đúng là vậy, thì xem ra việc các quốc vương Cao Miên đối xử với người Hoa, còn được ghi lại trong sử liệu, không hiểu chúng ta có nên gọi các quốc vương Cao Miên này là các bậc "minh quân vĩ đại" còn hơn cả minh quân chúa Nguyễn nữa đó các bạn.



Ví dụ nếu các bạn có đọc bài luận án tiến sĩ War and Trade: Siamese interventions in Cambodia, 1767-1851, thì sẽ đọc được các mối quan hệ giữa người Hoa và triều đình Cao Miên sâu rộng và chặt chẽ như thế nào. 



Ví dụ ở trang 160, tác giả có viết rõ là theo quyển Krom Sok, tức bộ Hoàng Luật của Cao Miên, được viết vào năm 1693, ở khu vực kinh đô Cao Miên thời bấy giờ, có tới 17 (mười bảy) vị Ốc Nha gốc Hoa. Tức là đoạn này "The Chinese appeared to take important economic positions in the Cambodian administration. The list of Cambodian okya indicates that there were seventeen Chinese okya in the capital. Their titles imply that they were mainly involved in the treasury and in commercial activities of the kingdom. Khmer law gave the Chinese the privilege of occupying important positions such as the head of the Department of Port Authority. They were granted monopolies such as the tax farm on gambling. Apart from such privileges, they appear to have enjoyed the same rights given to other Khmers ...".



Tạm dịch "Người Trung Hoa dường như nắm giữ các vị trí kinh tế quan trọng trong chính quyền Campuchia. Danh sách okya của Campuchia chỉ ra rằng có 17 okya gốc Hoa ở (khu vực) kinh đô Cao Miên. Chức danh của họ ngụ ý rằng họ chủ yếu tham gia vào các công việc liên quan đến ngân khố và các hoạt động thương mại của vương quốc. Luật pháp Khmer đã trao cho người Hoa đặc quyền chiếm giữ những chức vụ quan trọng như người đứng đầu cơ quan Cảng Vụ (Port Authority). Họ được cấp độc quyền chẳng hạn như thấu thuế đánh bạc. Ngoài những đặc quyền như vậy, người Hoa dường như được hưởng các quyền tương tự được trao cho những người Khmer khác ..."



Như vậy điều này cho chúng ta biết:



(a) Là Mạc Cửu chỉ là một người Hoa cùng với những người Hoa khác, đã đến Cao Miên lập chợ mở phố, với các quyền lợi mà triều đình Cao Miên dành cho họ. Nên Mạc Cửu chưa bao giờ là một trường hợp đặc biệt người Hoa lập chợ mở phố ở Cao Miên vào thế kỷ 17 như bao nhiêu người ca tụng cả.



(b) Và mặc dù ở ngoài này (tức là ngoài Việt Nam), các học giả nghiên cứu về sử Cao Miên đều biết việc trong triều đình Cao Miên đã có những người Hoa làm quan trong triều đình, rồi người Hoa sống ở Cao Miên từ rất xưa, xưa tới thời Châu Đạt Quan, và người Hoa sống ở Cao Miên có rất nhiều quyền lợi, nhưng chả có học giả nào chỉ dựa vào các điều đó mà dám khẳng định rằng các quốc vương Cao Miên là những bậc minh quân gì cả. Ấy vậy mà tác giả Đặng Hoàng Giang chỉ có bao nhiêu đó sử liệu, đã vội khoe tung lên là các chúa Nguyễn là những vị minh quân này nọ. Viết tung hô và thổi phồng lên như thế, nếu chúng ta so lại với những gì triều đình Cao Miên đã ban cho người Hoa, thì bạn đọc lên có thấy nhột không ? Hay là bạn rất tự hào là người Việt đã có các vị minh quân giỏi đến thế ? Đó là còn chưa nói, người ta sẽ đặt ra cả câu hỏi, là miền Nam lúc đó, chưa hẳn thuộc về Đàng Trong, thế mà các Chúa Nguyễn cứ ung dung tự tại mà chịu sự thần phục từ nhóm người Hoa trên đất Cao Miên, sự việc như thế, có khác nào việc chính quyền TQ ngày nay cướp đất Hoàng Sa / Trường Sa của Việt Nam, rồi tự cho người đến ở, và thế là sử gia họ hô tung là ông Tập Cận Bình là một minh quân. Viết nghiên cứu sử mà như thế này, là để cho ai đọc vậy ? 



(3) Và dĩ nhiên, là mối quan hệ Hà Tiên Thuận Hóa đứng sát lại cùng nhau cũng chưa bao giờ có ai chứng minh là đến từ việc các chúa Nguyễn là những vị minh quân gì cả, mà lý do chính là do triều đình Xiêm La đã đánh phá Hà Tiên, dẫn đến chính quyền Hà Tiên, để tự cứu lấy mình, cần thần phục triều đình Đàng Trong để có sự bảo vệ quân sự đấy thôi. Ấy thế mà không hiểu tác giả Đặng Hoàng Giang đọc ra sao, lại bẻ lái ra là các chúa Nguyễn là các vị minh quân và "cách hành xử của họ Nguyễn trở nên ứng hợp với nhu cầu nội tâm của họ Mạc và cộng đồng Hoa dân" ? Thế còn việc triều đình Cao Miên với người Hoa thì sao ? Những gì triều đình Cao Miên làm và trong bộ Hoàng Luật Cao Miên, có đủ để chúng ta khẳng định các quốc vương Cao Miên là những bậc "minh quân vĩ đại" không ? Nếu có, thì thưa với bạn, xem ra khắp Đông Nam Á, nơi nào mà có các lãnh địa (principality) hay chính thể (polity) người Hoa dựng lên, và có được sự bảo vệ quân sự và kinh tế như thế, chả lẽ chúng ta đều khen các quốc vương những nơi đó là các bậc minh quân vĩ đại sao ? Viết như thế, không sợ bị người ta chê cười à ? 



(4) Đó là còn chưa nói, Hà Tiên không hẳn là Banteay Meas như chúng ta tưởng, bởi vì có thể Hà Tiên chỉ là một cảng thị trong xứ Banteay Meas của Cao Miên (xem >> Yumio Sakurai và Takako Kitagawa: Ha Tien or Banteay Meas in the Time of the Fall of Ayutthaya in From Japan to Arabia: Ayutthaya’s Maritime Relation with Asia). Và chính vài biên niên sử Cao Miên (bản BK & VJ) có viết về các vị quan Ốc Nha xứ Peam và Banteay Meas đã ủng hộ Mạc Thiên Tứ trong cuộc chiến Cao Miên Xiêm La vào giai đoạn 1770-1772. Nên các mối quan hệ ngoại giao mà Hà Tiên có, không hẳn chỉ là độc quyền với triều đình Đàng Trong với mối quan hệ quân thần với chữ Trung của Á Đông, mà còn là với Cao Miên, và rất có thể là với Xiêm La nữa với mối quan hệ mandala nữa kìa.  Mà một chính thế (polity) có nhiều mối quan hệ ngoại giao riêng rẽ như thế, thì làm thế nào mà có "mối quan hệ quân thần với chữ Trung" như tác giả Đặng Hoàng Giang tưởng tượng vậy ? 



(5) Và chúng ta cũng không biết là có đúng Mạc Thiên Tứ đã viết bài thơ Nôm "Miễn an đất Chúa quản nào thân tôi" nào đó như tác giả Đặng Hoàng Giang nêu ra không, nhưng sử liệu còn để lại cho chúng ta biết, là cái kết quả đáng buồn của Mạc Thiên Tứ phải tự tử bên Xiêm La, không hẳn chỉ là do dã tâm của triều đình Xiêm La quá lớn, mà đó là sự thua cuộc rõ ràng trong việc tranh giành quyền lực của Mạc Thiên Tứ cùng triều đình Xiêm La, từ việc Thiên Tứ giấu lại và đưa hoàng tử Chiêu Thúy lên ngôi vua Xiêm La, cho đến việc Thiên Tứ lệnh cho quân Hà Tiên đi đánh Chantaburi bên Xiêm La bị thua, và còn đó cả sử kiện Thiên Tứ viết thư tố cáo vua Càn Long là Taksin cướp ngôi vua Xiêm La, nên đề nghị triều đình Trung Hoa đừng phong vương cho Taksin, và do đó mà triều đình Trung Hoa đã không phong vương cho Taksin. Những việc làm này chính là đến từ dã tâm của Thiên Tứ, muốn làm chúa cả một vùng, chứ không liên quan gì đến việc triều đình Đàng Trong muốn đánh chiếm Xiêm La cả, và chính dã tâm này của Thiên Tứ, không có liên quan gì đến triều đình Đàng Trong, đã dẫn đến sự sụp đổ của họ Mạc ở Hà Tiên. Một con người có dã tâm đến thế, lại còn tự xưng là quốc vương Chân Lạp năm 1742 với triều đình Nhật Bổn, thế thì không hiểu làm sao ông lại cho ra bài thơ Nôm có cả câu "Miễn an đất Chúa quản nào thân tôi" thế nhỉ ? Ngay cả chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi vào trấn thủ Thuận Hóa, lúc viết thư cho triều đình Nhật Bổn, cũng đâu có xưng là vua An Nam đâu đúng không bạn, chỉ là trấn thủ hay tương tự chức tước như thế thôi mà. Nên không biết tác giả Đặng Hoàng Giang đã có bao giờ đặt câu hỏi như thế chưa, trước khi đưa ra bài thơ ""Miễn an đất Chúa quản nào thân tôi" để khẳng định rằng là "Ông không ngần ngại thổ lộ ý thức tộc người. Mạc tự nhận mình là người Việt, và Đàng Trong là “nước nhà” của ông: Yêu nước nhà phải gài then chốt/Dự phòng khi nhảy nhót binh đao/Đêm bằng canh trống chuyền lao/Miễn an đất Chúa quản nào thân tôi" ?



(5) Cuối cùng, cũng theo tác giả Đặng Hoàng Giang, thì "Từ đó khu vực từ Hậu Giang sông Cửu Long ra đến biển phía Đông và phía Tây đều thuộc chúa Nguyễn. Hành trình Nam tiến đến đây coi như khép lại.". Nhưng đáng tiếc là hành trình Nam tiến ấy chưa bao giờ khép lại vào thời các chúa Nguyễn như các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tự tung hô và dạy bao nhiêu thế hệ người Việt Nam như thế cả. Ví dụ bạn đọc bài này của chú Cá Vàng (xem >> https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/4696768477014482), thì dựa vào những gì bộ Đại Nam Nhất Thống Chí viết, chú khẳng định "Từ 2 đoạn trích ở trên chúng tôi tạm suy ra rằng: Chúa Nguyễn Phúc Khoát[1] tiếp nhận đất Tầm Phong Long của Cao Miên vào năm 1757, mà đất Tầm Phong Long này thì không bao gồm đất Ba Thắc của Cao Miên. Đến đầu đời trung hưng[2], đất Ba Thắc mới bị chiếm lấy và lập thành phủ An Biên, nhưng đến năm nhâm tý (1792) lại giao cho Nặc Ấn; mãi đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) đất Ba Thắc mới thuộc hẳn về nhà Nguyễn và vua Minh Mạng đặt thành phủ Ba Xuyên. Nếu lời suy đoán của chúng tôi là đúng thì khi Võ Vương mất (1765) đất Ba Thắc chưa thuộc về tay chúa Nguyễn, tức không phải “Khi Võ-vương mất (1765) thì toàn địa phận Nam Việt ngày nay là về tay chúa Nguyễn cả” như lời của Đào Duy Anh".



Nên các bạn đọc bài viết này của tác giả Đặng Hoàng Giang, cần thật cẩn thận



Vấn đề mà mình thắc mắc là tại sao mình cùng tác giả Đặng Hoàng Giang đều đọc chung nhiều bài viết, sách báo (như trong phần chú thích tác giả nêu ra), ấy thế mà theo suy luận của mình, thì mối quan hệ họ Mạc với triều đình Đàng Trong, chả khác gì mối quan hệ mà các lãnh địa (principality) hoặc chính thể (polity) người Hoa với các chính quyền địa phương, tức là mối quan hệ lợi ích cộng hưởng(mutual benefits), nghĩa là một chư hầu nhỏ với một (hoặc vài) nước lớn mạnh về quân sự, nếu các mối quan hệ này, nếu không phải là với Đàng Trong, thì sẽ là với Cao Miên và Xiêm La, tùy theo từng thời kỳ, từng lúc, chỉ đơn thuần là vậy. Vậy mà ngược lại, tác giả Đặng Hoàng Giang đọc ra sao mà viết tung lên nào là "mối quan hệ Hà Tiên - Thuận Hóa là dựa vào quan hệ quân - thần với chữ "Trung" "...làm chất keo kết dính là một nội dung quan trọng, đủ sức vượt qua ranh giới tộc người hạn hẹp (Hoa – Việt) để mang một giá trị liên quốc gia" rồi "Chúa Nguyễn đã tự mình tái hiện hình ảnh của một bậc minh quân Nho Giáo truyền thống – một minh quân vừa ân vừa uy, vừa thắt vừa mở, vừa ràng buộc vừa vỗ về với chư hầu. Đó là hình ảnh mà Mạc Cửu và rất nhiều nhân vật Trung Hoa đương thời ra sức cứu vãn nhưng đã thất bại. Do vậy, cách hành xử của họ Nguyễn trở nên ứng hợp với nhu cầu nội tâm của họ Mạc và cộng đồng Hoa dân, những người vẫn nặng lòng hoài cựu: khát khao được tồn tại với những giá trị văn hoá của chính họ.".



Có phải là các học giả Việt Nam khi đọc và nghiên cứu sử, họ thường phạm 1 lỗi rất to, là những gì mà liên quan đến người Việt Nam, họ thổi phồng lên như là những sự to tát lớn lao kỳ vĩ mà cả thế giới phải nhìn nhận không ? Nhưng nghiên cứu sử mà như thế, có phải là cách nghiên cứu sử của một dân tộc đầy mặc cảm tự ti không ? Tức là do người Việt auto mặc cảm (vì tâm lý hoặc do cha mẹ và xã hội của họ đã dạy họ như thế), nên hễ viết gì có liên quan tới Việt Nam, họ đều cần phải viết khoe tung lên, thổi phồng lên, để che giấu đi một sự thật - ấy là họ đến từ dân tộc đầy mặc cảm tự ty, nên họ cần phải viết thổi phồng lên như thế, tựa như họ phải chứng minh họ có một lịch sử 4 ngàn năm vậy.  Mà nghiên cứu sử như thế, là để cho ai đọc thế bạn nhỉ ? Cho một dân tộc muốn nâng cao kiến thức sử học để hòa mình cùng thế giới, hay cho một dân tộc mãi mãi sống trong lịch sử vàng son ao làng tưởng tượng của họ ? 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang

Về kết luận đầy mặc cảm tự ty trong bài viết Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây của tác giả Đặng Hoàng Giang


Không có nhận xét nào