VĂNG HÓA! Mấy hôm nay trên mạng lùm xùm bàn về hội nghị chấn hưng văn hóa, mà hầu hết tập trung toàn cán bộ cấp cao và các GS,TS tầm cỡ về t...
VĂNG HÓA!
Mấy hôm nay trên mạng lùm xùm bàn về hội nghị chấn hưng văn hóa, mà hầu hết tập trung toàn cán bộ cấp cao và các GS,TS tầm cỡ về tham dự. Mình có suy nghĩ như thế này.
Trước năm 1975 ở miền nam Việt Nam không có 1 hình thức nào biểu dương văn hóa. Và, cũng chẳng có một cơ quan nào đủ thẩm quyền đánh giá, công nhận thành tựu văn hóa từ cá nhân đến tập thể như thời xã nghĩa hôm nay.
Ngày nay thì rất nhiều nơi được cơ quan nhà nước công nhận gia đình này có văn hóa, gia đình kia vô văn hóa!? Làng này văn hóa, xã kia văn hóa, khu phố nọ, khu phố kia văn hóa....đâu đâu cũng thấy chứng nhận văn hóa của nhà nước. Hầy!
Văn hóa là gì? Có cân, đo, đong, đếm được không? Dựa trên quy chuẩn nào để đánh giá, sắp xếp thứ bật mà công nhận con người, tổ chức, địa danh...đó có văn hóa? Ví dụ: chứng nhận gia đình văn hóa. Lỡ một ngày nào đó vợ chồng chúng nó quánh nhau tơi bời thì có văn hóa hông? Hoặc khu phố văn hóa kia, chúng tập trung ăn nhậu rồi chém nhau, có văn hóa không? Chứng nhận rồi làm sao?
Sau 1975, ông Bác đi tập kết ngoài bắc về hỏi mình: trình độ văn hóa cháu đến đâu rồi? Mình không hiểu ổng hỏi gì, chỉ cười cười không trả lời. Ông bác nhắc lại câu hỏi lần nữa, mình vội nói: tùy người nhận xét thôi bác, riêng cháu thì không thể đánh giá được bản thân mình. Trời ạ! Sau khi nói qua nói lại một lúc, thì mới biết cái trình độ văn hóa của ổng hỏi đó là trình độ học vấn. Khổ!
Khi những người không hiểu về khái niệm văn hóa, mà hô hào chấn hưng văn hóa thì thật buồn cười! Vì, văn hóa nó gắn liền với đạo đức, với văn minh, với cách hành xử ở mỗi cá nhân hay chủ trương của một tổ chức. Những người tự cao, tự đại luôn cho mình là đỉnh cao trí tuệ, hoặc hội nhóm của mình là vĩ đại, là vinh quang thì làm gì có văn hóa mà chấn hưng? Người có văn hóa là người phải biết trên biết dưới, phải biết cái gì có trước cái gì có sau, ngôi thứ rõ ràng chứ nhỉ! Các bác tôn ông Hồ là cha già dân tộc. Vậy, thử nghĩ có loại văn hóa nào chấp nhận một kẻ hậu sinh trở thành cha ông của các bậc tiền bối dựng nước và giữ nước? Các bác trưng khẩu hiệu: Đảng - Mùa Xuân - Dân Tộc. Các bác tự cho mình cái quyền đứng trước thiên nhiên đất trời, đứng trước cả một dân tộc. Các bác kiêu ngạo như thế thì văn hóa đó là văn hóa gì?
Thời VNCH chính quyền, nhà trường cũng không hề hô hào xây dựng văn hóa và cũng chẳng đề cập đến nền tảng văn hóa như ngày nay. Bởi vì, văn hóa chỉ là khái niệm được hình thành từ: chân, thiện, mỹ. Từ: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Người nào hội tụ đủ những tố chất trên là người có văn hóa. Dân tộc nào quy tụ được đa số người như trên là dân tộc có văn hóa. Những người dân ngày xưa ra đường, đi ngang qua công sở hoặc trường học, họ nghe quốc ca thì lập tức đứng lại nghiêm trang đến khi quốc ca kết thúc. Hoặc ra đường gặp đám tang, người dân đứng lại ngã mũ tiễn biệt người quá cố. Đó, là hành động có văn hóa, là nền tảng văn hóa của dân tộc, mặc dù chính quyền đếch có ra rả rao giảng văn hóa cái cmg!
Hãy hiểu cho đúng khái niệm về văn hóa như thế nào, thì mới thể hiện được nếp sống văn hóa của bản thân. Còn, nghĩ trình độ học vấn là trình độ văn hóa. Hoặc, ăn thịt chó là nếp sống văn hóa như lời ông GS-TS Trần Lâm Biền khẳng định, thì đó là thứ văng hóa.
Vâng! Văng hóa. Là văng hóa của các bác đấy ạ!
Ngô Trường An
Không có nhận xét nào