Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CÁC TÊN TỰ HIỆU GÌ ĐÓ CỦA CỤ NGUYỄN THIẾP THEO HỌC GIẢ HOÀNG XUÂN HÃN

Về các tên tự hiệu gì đó của cụ Nguyễn Thiếp theo học giả Hoàng Xuân Hãn #nguyen_thiep #hoang_xuan_han Trong quyển La Sơn Phu Tử phần Tên Tự...

Về các tên tự hiệu gì đó của cụ Nguyễn Thiếp theo học giả Hoàng Xuân Hãn

#nguyen_thiep #hoang_xuan_han

Trong quyển La Sơn Phu Tử phần Tên Tự Hiệu, thầy Hoàng Xuân Hãn viết "La Sơn phu tử họ Nguyễn, húy Minh, tự Quang Thiếp". Nhưng đời chúa Trịnh Doanh, chữ Quang là quốc húy, cho nên lúc đi thi, cụ phải bỏ chữ đệm (chữ lót) ấy, và lấy tên Nguyễn Thiếp".
Về các tên tự hiệu gì đó của cụ Nguyễn Thiếp theo học giả Hoàng Xuân Hãn


Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ lại về lệ kiêng húy, ví dụ đọc quyển Chữ Húy của thầy Ngô Đức Thọ, thì thấy rõ là không có lệ húy chữ Quang nào thời chúa Trịnh Doanh cả.

Mà đáng nói hơn, là thời chúa Trịnh Doanh, chữ húy là chữ Minh 明 kìa. Theo trang 85 bộ chữ Húy, "Minh 明 (Minh vương Trịnh Doanh): thời Trịnh Doanh, các địa danh có chữ Minh không đổi, nhưng phải kiêng âm, đọc chệch: Minh -> Miêng".

Như vậy, nếu chúng ta dựa vào bộ Chữ Húy của thầy Ngô Đức Thọ, thì:

(1) Chả có việc cụ Nguyễn Thiếp nào đó có húy là Minh cả, mà nếu có húy Minh, chắc cần đọc trại đi là Miêng

(2) Chả có việc cụ Nguyễn Thiếp nào đó có tên là Nguyễn Quang Thiếp rồi vì có sự kỵ húy đời chúa Trịnh Doanh mà viết thành Nguyễn Thiếp (bỏ chữ Quang) cả (mà thời cụ Nguyễn Thiếp, ngay cả huyện La Sơn của cụ là nằm trong phủ Đức Quang, nên nếu tên phủ mà còn chữ Quang, thì làm sao tên người Quang phải bỏ hay đổi nhỉ ?)

Và đáng ngờ hơn, cũng chả có tên hiệu La Giang phu tử nào như thầy Hoàng Xuân Hãn tự suy diễn cả, bởi vì đơn giản là chữ Giang là chữ húy bắt đầu từ năm 1729 (khi chúa Trịnh Giang lên ngôi vương). Nếu cụ Nguyễn Thiếp sanh năm 1723, thì chắc khi cụ được gọi là Phu Tử, cũng khoảng 40 tuổi, độ như những năm 1760-1770 chẳng hạn, mà nếu tên địa danh đã bị đổi đi 40 năm rồi, tức là từ La Giang thành ra La Sơn, thì không có lý do gì mà người nơi đó lại gọi cụ là La Giang Phu Tử (rồi gọi cả là La Sơn Phu Tử).

Nên ở đây, chúng ta lại có thêm 1 thắc mắc nữa cho thầy Hoàng Xuân Hãn, đó là thầy đã dựa vào các sử liệu hoặc tài liệu nào để mà viết về các tên tự hiệu của cụ Nguyễn Thiếp thế, hay là thầy Hoàng Xuân Hãn đã tự suy diễn TƯỞNG TƯỢNG ra những điều trên (do không đọc đủ tài liệu hoặc do ỷ y cho rằng viết thế là OK) ?

Đây cũng như khi thầy viết về tên địa danh 4 chữ "Phượng Hoàng Trung Đô" vậy, chúng ta cũng không biết thầy đã dựa vào sử liệu nào mà kiếm ra cái tên địa danh 4 chữ này thế ? Hay là thầy tự ý tưởng tượng ra và viết như thế cho đẹp mặt nhà Tây Sơn ?

Và đáng ngờ hơn, là hình như ngày nay những gì người ta biết về cụ Nguyễn Thiếp này, là đến từ quyển La Sơn Phu Tử này của thầy Hoàng Xuân Hãn. Không hiểu đã có ai đọc kỹ quyển này chưa, hay là mình lại bị đeo luôn thêm cái danh dự không mong muốn là người Việt Nam đầu tiên phê bình thầy Hoàng Xuân Hãn ạ ? 

Mà sao thầy Hãn khẳng định những vấn đề nhạy cảm mà không đem sử liệu ra để chứng minh vậy bạn ? Có phải do thầy nghĩ hiểu "đại khái" và khẳng định "đại khái" như thế là đã đủ để viết nghiên cứu về sử không ?

Còn nếu bạn nói quyển La Sơn Phu Tử chỉ là 1 tiểu thuyết lịch sử, thì ha ha, mình xin miễn bàn ạ

Mời các bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian 

Không có nhận xét nào