Về hai đồng tiền vàng La Mã ở Óc Eo chưa bao giờ là đến từ La Mã cả #funan #oc_eo Yup, bạn đọc tiêu đề trên không sai đâu. Đọc lại lần nữa ...
Về hai đồng tiền vàng La Mã ở Óc Eo chưa bao giờ là đến từ La Mã cả
#funan #oc_eo
Yup, bạn đọc tiêu đề trên không sai đâu. Đọc lại lần nữa đi bạn, đó là hai đồng tiền vàng La Mã ở Óc Eo mà học giả Malleret khi xưa tìm ra, bây giờ đang được trưng bày ở Việt Nam, chưa bao giờ là đến từ La Mã cả.
Trong bài viết nghiên cứu The Power of Images – Coin Portraits of Roman Emperors on Jewellery Pendants in Early Southeast Asia của cô Brigitte Borell, xuất bản năm 2014 (xem >> https://www.academia.edu/12682533/The_Power_of_Images_Coin_Portraits_of_Roman_Emperors_on_Jewellery_Pendants_in_Early_Southeast_Asia), cô đã viết 1 bài rất dài về 2 đồng tiền La Mã ở Óc Eo này, và đã đưa ra kết luận về 2 đồng tiền ấy, là được rập khuôn ở Óc Eo bắt chước theo các đồng tiền La Mã.
Đáng nói hơn nữa, là hóa ra hai đồng tiền vàng La Mã ở Óc Eo này, chúng cũng không hề là các đồng tiền vàng La Mã (Roman Coins) để dùng trong buôn bán, mà thật ra chúng là mặt dây chuyền (tương tự như ngày nay người Việt Nam đeo tượng Phật) .
Đáng nghiên cứu hơn nữa, là những loại mặt dây chuyền như thế này, bên Thái Lan (xứ Khlong Thom) cũng có kìa, chứ không phải chỉ là ở Óc Eo mà thôi.
Và những loại mặt dây chuyền như thế này, có thể là đã có mặt ở Ấn Độ nữa kìa
Nếu bạn muốn đọc thêm, đọc luôn bài Global Romans (6) – Fake Roman Coins from the Mekong Delta (Người Roman toàn cầu - những đồng tiền Roman giả đến từ đồng bằng Mekong) tại đây >> http://www.mikoflohr.org/blog/2020/02/11/global-romans-6-fake-roman-coins-from-the-mekong-delta/
Vậy xin đính chính lại, là không có vụ đồng tiền vàng La Mã (dùng trong giao dịch) nào đó được tìm thấy ở Óc Eo đâu. Vinh hạnh đó là ở Thái Lan mà mình sẽ viết sau
À, với bài viết này, bạn về nhắn luôn cho các học giả Việt Nam, trong đó có cả GS Nguyễn Quang Ngọc (ừ thầy Ngọc viết linh tinh về Hoàng Sa Trường Sa đó), là không có như thầy hay các thầy Việt Nam khác khẳng định "*Văn minh Óc Eo là một văn minh đô thị hàng đầu ở khu vực châu Á, là văn minh thành thị ở trình độ cao. Lúc đó tìm thấy cả những đồng tiền La Mã do giao thương.*" đâu (xem >> https://thanhnien.vn/lap-day-vung-khuat-lich-su-post630829.html). Có khi thầy (hoặc các thầy khác) nên đọc thêm nhiều nữa, trước khi lại viết (linh tinh) về sử miền Nam trong bộ Lịch Sử Việt Nam 30 tập nha
Còn bài viết Anh ngữ The Power of Images, có học giả Việt Nam nào dịch ra Việt ngữ cho bạn đọc không, thì mình không biết. Nếu không có, thì có gì mình tạm dịch luôn để bạn có thêm tài liệu mà nâng cao kiến thức về Óc Eo.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
P.S: Quan trọng hơn, là trong bài viết Anh ngữ trên, cô Brigitte Borell có nêu ra là ở phía trên 2 đồng tiền vàng La Mã ở Óc Eo, có cái khoen để xỏ dây chuyền vô. Chỉ với chi tiết này, chắc ai đó nghiên cứu kỹ cũng biết các đồng tiền vàng La Mã này là mặt dây chuyền chứ nhỉ ? Thế thì làm sao mà lại có vụ xưa nay các học giả Việt Nam lại cho rằng 2 đồng tiền vàng La Mã này là đồng tiền dùng trong giao thương (như thầy Nguyễn Quang Ngọc đã khẳng định ở bên trên) vậy ta ?
Không có nhận xét nào