Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẬT GIÁO CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN TRIẾT HỌC PGS TS NGUYỄN TÀI ĐÔNG RẤT CÓ VẤN ĐỀ

Về kiến thức cơ bản Phật giáo của Viện trưởng Viện Triết Học PGS TS Nguyễn Tài Đông rất có vấn đề  Mình đọc bài viết "Trách nhiệm xã hộ...

Về kiến thức cơ bản Phật giáo của Viện trưởng Viện Triết Học PGS TS Nguyễn Tài Đông rất có vấn đề 

Mình đọc bài viết "Trách nhiệm xã hội và Trách nhiệm xã hội của Phật giáo" do thầy Nguyễn Tài Đông chấp bút mà cảm thấy bàng hoàng, không hiểu thầy này đã học về Phật giáo từ đâu thế nhỉ ?

Xem bài thầy viết tại đây >> https://thuvienhoasen.org/a23760/trach-nhiem-xa-hoi-va-trach-nhiem-xa-hoi-cua-phat-giao
Về kiến thức cơ bản Phật giáo của Viện trưởng Viện Triết Học PGS TS Nguyễn Tài Đông rất có vấn đề


Nếu bạn đọc bài viết này, bạn thấy rất rõ là cách viết của thầy Đông là cách viết của nhiều học giả bên Việt Nam, tức là họ viết với rất nhiều câu từ đao to búa lớn, viết rất cao, viết theo dạng viết của các GS TS, nhưng nếu bạn chịu khó đọc kỹ và bóc tánh từng đoạn văn, và nghiên cứu lại, thì sẽ thấy là kiến thức chuyên môn của họ rất có vấn đề.

Dưới đây là ví dụ về 3 sai lầm nghiêm trọng trong việc hiểu và áp dụng kiến thức cơ bản Phật giáo của thầy Nguyễn Tài Đông. 

****
I. Thầy Đông đem rác vào giáo lý nhà Phật

Thầy Đông khẳng định "*Phật giáo có quan niệm tứ ân. Tứ ân là cha mẹ, chúng sinh, **ĐẤT NƯỚC** và tam bảo: Hiếu dưỡng cha mẹ, quảng độ chúng sinh, bảo vệ đất nước và cung kính tam bảo*".

Thầy dẫn nguồn cho sự khẳng định này là đến từ "Thánh Nghiêm pháp sư. Chính tín đích Phật giáo. Pháp Cổ văn hoá, Đài Bắc, 1996, tr.129.". Thầy Đông không cho chúng ta biết thầy có đọc kinh Phật nào về Tứ Ân hay là không. Nhưng rõ ràng là, nguồn tài liệu mà thầy dẫn lại, là đến từ sự biện giải (interpretation) từ một vị pháp sư Thánh Nghiêm nào đó, chứ không là đến từ kinh Phật. 

Thế kinh Phật có nói "đất nước" là một trong tứ ân không ? Thì (ít nhất theo những gì mình đọc và hiểu), xin thưa với bạn là KHÔNG.

Theo kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán 大乘本生心地觀經 phần phẩm Tứ Ân 報恩品, thì Phật đưa ra thuyết Tứ Ân như sau "善男子!汝等所言未可正理,何以故?世間之恩有其四種:一、父母恩,二、眾生恩,三、國王恩,四、三寶恩。如是四恩,一切眾生平等荷負". 

Hòa thượng Tâm Châu dịch lại câu nói trên như thế này "*Thiện-nam-tử! Những lời các ông nói chưa được chính-lý. Sao vậy? Ơn của thế-gian và xuất-thế-gian có bốn bậc: Một là, ơn cha mẹ. Hai là, ơn chúng-sinh. Ba là, ƠN QUỐC VƯƠNG. Bốn là, ơn Tam-bảo. Bốn ơn như thế, hết thảy chúng sinh đều bình-đẳng gánh chịu*."

Như vậy, trong đạo Tứ Ân được viết trong kinh Phật, thì chỉ có ơn Quốc vương tức là ơn vua, chứ không có ơn đất nước nào cả.

Và tại sao lại có ơn Quốc Vương, thì cũng trong phần phẩm Tứ Ân trên, đức Thế Tôn giảng rất rõ như thế này "*Vị đứng chủ một nước là người có đủ phúc-đức tối thắng. Vị ấy tuy sinh trong cõi nhân-gian nhưng, được tự-tại, các Thiên-tử trong cõi Tam-thập tam-thiên thường giúp sức, thường hộ-trì và đối với quốc-giới, sơn-hà, đại-địa, tận cùng bể cả đều thuộc quyền nơi Quốc-vương.  Vị ấy là một người có phúc-đức tối-thắng hơn hết thảy phúc của chúng-sinh. Vị ấy là vị Đại-thánh-vương dùng chính-pháp giáo-hóa, khiến chúng-sinh đều được yên vui. Ví như hết thảy điện đường của thế-gian, trụ (cột) là căn bản; nhân-dân thịnh-vượng, vui-vẻ, Quốc-vương là căn-bản, vì phải y vào chính-pháp của Quốc-vương mới có. Như ngoại-đạo cho Phạm-vương sinh ra muôn vật, thì đây, Thánh-vương đặt ra pháp-luật trị nước*, *làm lợi-ích chúng-sinh cũng vậy. Như mặt trời soi sáng thế-gian, Thánh-vương cũng hay quan-sát thiên-hạ, đem lại sự yên-vui cho nhân-dân. Quốc-vương làm mất chính-trị, nhân-dân không có chỗ nương tựa. Nếu Quốc-vương đem chính-pháp giáo-hóa, tám sự khủng-bố lớn-lao không xâm-nhập vào trong nước được ... Nếu một người tu thiện ở trong Vương-quốc, sự tác phúc của họ chia làm bảy phần, người làm thiện được năm phần, Quốc-vương kia được hai phần. Trái lại, nhân lành của Quốc-vương tu, nhân-dân cũng đồng được phúc-lợi. Và, nếu tạo mười nghiệp ác cũng như thế, nghĩa là, cũng đồng như sự ấy. Hết thảy những vật sinh nơi ruộng đất, vườn, rừng trong nước đều chia làm bảy phần, cũng lại như thế. Nếu có Nhân-vương thành-tựu chính-kiến, như pháp dạy đời, thời gọi vị ấy là “Thiên-chúa” - vì vị ấy đem pháp lành của cõi Thiên dạy thế gian -; chư Thiên, Thiện-thần cùng Hộ-thế-vương thường lại giúp-đỡ và giữ gìn vương-cung. Nhân-vương tuy ở nhân-gian nhưng, tu-hành theo nghiệp của cõi Thiên, nên tâm thưởng, phạt không thiên-lệch. Chính-pháp của hết thảy Thánh-vương đều như thế*".

Như vậy, trong kinh nhà Phật, Quốc Vương có trách nhiệm và có ý nghĩa rất lớn cho người đi tu hay theo cửa nhà Phật, nên người đi tu cần nhớ ơn, chứ không phải là người đi tu nhớ ơn đất nước như một nhà yêu nước cách mạng vậy.

Mà nếu trong kinh Phật không có ơn đất nước, thì làm gì để mà có cái trách nhiệm xã hội "ơn đất nước" như thầy Đông giảng ? 

Mà đã viết về giáo lý nhà Phật, lại không dẫn kinh Phật, mà dẫn theo sự biện giải của pháp sư Thánh Nghiêm nào đó, đó là hành động đem rác vào nhà Phật của thầy Đông đó chứ

****
II. Thầy Đông viết linh tinh về tinh thần từ bi của Phật giáo

Thầy Đông khẳng định "*Tinh thần trách nhiệm xã hội của Phật giáo là tinh thần từ bi, **hy sinh bản thân mình vì người khác**, luôn quan tâm đến cuộc đời của con người*".

Chắc thầy Đông nói giỡn, chứ theo quan điểm Phật giáo Tiểu Thừa làm gì có việc "hy sinh bản thân mình vì người khác, luôn quan tâm đến cuộc đời của con người" như thầy giảng nhỉ ?

Và với câu khẳng định "hy sinh bản thân mình vì người khác" trên, chắc là thầy Đông đang nói về hạnh Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, vì thầy còn dẫn cả câu văn trong kinh Hoa Nghiêm, viết rằng là "不為自己求安樂 但願眾生得離苦 Bất vi tự kỷ cầu an lạc, đãn nguyện chúng sinh đắc ly khổ (Không cầu yên lành cho bản thân, mà chỉ nguyện để chúng sinh thoát khổ)". Nhưng không hiểu cụm từ "chúng sinh" trong kinh Hoa Nghiêm mà thầy dẫn, có thật là chúng sinh nào đó ngoài kia không ? 

Vì luôn trong kinh Kim Cang, đức Thế Tôn đã khẳng định rất rõ ràng rằng là "*Thật ra không có chúng sinh để Như Lai độ; nếu có chúng sinh để Như Lai độ thì Như Lai có ngã, có người, chúng sinh thọ giả tướng*". 

Mà nếu ngay cả đức Thế Tôn khẳng định không có chúng sinh để ngài độ, thì không hiểu từ đâu mà thầy Đông nghĩ đức Thế Tôn có dạy "hy sinh bản thân mình vì người khác" nhỉ ? 

****
III. Thầy Đông hiểu sai luôn cả về khái niệm trong câu Vô duyên Đại Từ 

Thầy Đông khẳng định "*Quan niệm về trách nhiệm xã hội của Phật giáo còn thể hiện qua tình cảm, sự quan hoài của Phật giáo đối với xã hội và nhân sinh, cụ thể là triết lý “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Tình cảm này được thể hiện qua hình tượng nhân từ và gần gũi nhất trong Phật giáo là Quan Thế Âm Bồ tát, ***với ý nghĩa là Quan Thế Âm Bồ tát phát nguyện cứu độ tất cả mọi người, kể cả những người không có duyên với Quan Thế Âm Bồ tát; vì vậy, mới gọi là “vô duyên đại từ”. Ý nguyện cứu độ những người không có duyên chính là thể hiện một tình cảm vô điều kiện, không vì bất cứ một lý do gì, cũng không phải vì thoả mãn cái tôi, mà thuần tuý là một hành động thiện tự nhiên.*** Có được động lực như vậy thì mới có thể “đồng thể đại bi”, nghĩa là coi người khác như chính bản thân mình ...*"

Nhưng đã bao giờ mà "vô duyên đại từ, đồng thể đại bi" lại nên hiểu theo nghĩa đen là "Quan Thế Âm Bồ tát phát nguyện cứu độ tất cả mọi người, kể cả những người không có duyên với Quan Thế Âm Bồ tát". Chả phải nhà Phật thường nói "Phật độ người hữu duyên" đó sao ? Chả lẽ Phật và Bồ Tát nghĩ khác nhau thật à ?

Thật ra theo mình hiểu, câu Vô duyên đại từ, không hề là chỉ cho việc "*Quan Thế Âm Bồ tát phát nguyện cứu độ tất cả mọi người, kể cả những người không có duyên với Quan Thế Âm Bồ tát*" như thầy Đông hiểu cả, mà đó là người đã đạt cảnh giới này (ví như ngài Quan Thế Âm Bồ Tát), không còn thấy có sự khác nhau giữa mình và chúng sinh nữa, hành Bồ Tát mà không thấy có người cứu độ và kẻ được độ nữa, tức là như mình (Brian Wu) thỉnh thoảng có viết, là ra đường mà gặp một con chó đói đang nằm hấp hối, người Phật tử tự nhiên đứng lại mà niệm một thời kinh, mà thời kinh đó có khi nó không phải là cho con chó, có khi là cho mình đó thôi.  Hay viết cho văn vẻ thêm, thì là như thế này (xem >> https://nigioikhatsi.net/viet/gianggiai/phomonphamgiangky-10.htm) >> 

"*Đây là lòng từ bi của Phật, Bồ Tát, thật sự có thể gọi là Phổ Môn từ bi. Lòng từ bi như thế, nếu nói tách rõ ra là “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Bất luận là Phật hay Bồ Tát đều hiểu rõ đạo lý sau đây: Chúng sanh là chúng sanh trong tâm của Phật, Bồ Tát. Trong mắt của Phật, Bồ Tát, chúng sanh và chính mình vốn là một thể, nên tất cả thống khổ của chúng sanh chính là tất cả thống khổ của mình. Chúng sanh chưa được sướng vui, khác nào chính mình chưa được sướng vui. Nếu nói theo Nho gia Trung Quốc thì: “Ưu kỳ sở ưu, lạc kỳ sở lạc” (Lo cái lo của người, vui với niềm vui của người). Đứng trên lập trường của Phật, Bồ Tát, vốn không có lo khổ mà cũng chẳng có sướng vui. Chỉ vì thấy chúng sanh đau khổ, nên tự biết là khổ, do thấy chúng sanh sướng vui, trong tâm tự sướng vui. Thấy chúng sanh giải thoát, hệt như chính mình được giải thoát. Trong con mắt của Phật, Bồ Tát, chỉ thấy có chúng sanh, nào có chính mình.*

*Vì thế, Phật, Bồ Tát tuyệt đối chẳng thấy có tướng ta - người sai biệt, cho nên suốt ngày độ sanh, chẳng thấy một ai được mình độ; tự mình và chúng sanh đã hòa hợp dung thông thành một thể, thật sự chẳng thể phân ra ai là người hóa độ, ai là người được độ. Tuy chẳng thấy có người độ và kẻ được độ, nhưng vẫn liên tục không gián đoạn, tinh tấn chẳng lười, hóa độ tất cả hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, không một chúng sanh nào chẳng được Phật, Bồ Tát cứu độ. Đó là Vô Duyên Đại Từ, Đồng Thể Đại Bi, mà cũng chính là Từ Bi Phổ Môn chân chánh.*

*Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, tất cả sự cứu khổ cứu nạn từ bi của Quán Âm Bồ Tát đều là vô duyên từ bi. Chính vì Bồ Tát có tâm từ bi rộng lớn như thế, nên ở trong thế giới Sa Bà này, vận dụng lòng từ bi đó hóa độ hết thảy những chúng sanh đáng được độ, bởi thế, cũng được xưng là Phổ Môn Từ Bi*."

****

Nên chỉ từ 3 ví dụ trên, bạn có thể thấy thầy Viện trưởng Viện Triết Học Việt Nam PGS TS Nguyễn Tài Đông chưa bước được bước nào vào cửa nhà Phật. 

Mà kiến thức nhà Phật của Viện Trưởng Viện Triết Học có vấn đề như thế, thì ở Viện Triết Học ấy người ta nghiên cứu Phật pháp ra sao nhỉ ?

Và quan trọng hơn, một Viện trưởng Viện Triết Học mà có kiến thức cơ bản bị sai lệch về Phật giáo như thế, thì làm sao ông có thể được trao cho trọng trách Viện trưởng Viện Triết Học Việt Nam thế nhỉ ? 

Mời các bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian


Không có nhận xét nào