Về Trung Đô của nhà Tây Sơn Nếu chúng ta đọc các bài viết liên quan đến Trung Đô của nhà Tây Sơn xưa nay, hầu như phần lớn các học giả Việt ...
Về Trung Đô của nhà Tây Sơn
Nếu chúng ta đọc các bài viết liên quan đến Trung Đô của nhà Tây Sơn xưa nay, hầu như phần lớn các học giả Việt Nam đều cho rằng nhà Tây Sơn thời vua Quang Trung đặt Trung Đô ở Nghệ An do vì Nghệ An nằm ngay chính giữa đất nước Việt Nam thời bấy giờ, tiện cho việc cai trị đất nước nếu cần đánh Bắc dẹp Nam.
Nhưng nếu chúng ta đọc lại về lịch sử của nhà Tây Sơn khi vua Quang Trung còn sống, thì chả phải ông đã đánh chúa Nguyễn Ánh và quân Xiêm La ở miền Nam tới không còn mảnh giáp nào đó ư ? Ông dẹp luôn anh cả Nguyễn Nhạc rồi cho ngồi 1 xứ Quy Nhơn nho nhỏ nào đó, và đáng gờm hơn, ông dẹp luôn quân Thanh và triều đình Bắc Hà như giỡn chơi . Rồi sau đó thì ông đã giảng hòa với nhà Thanh phía Bắc, mở thông cửa biên giới châu Quỳ Hợp ở Nghệ An với xứ Lào, chuẩn bị đánh luôn một trận dẹp luôn chúa Nguyễn Ánh phía Nam. Với một vị tướng hầu như đánh đâu thắng đó như thế này, trong một thời gian ngắn như thế này, thì mình chưa thấy có nhà học giả Việt Nam nào tự đặt những câu hỏi sau đây liên quan đến quyết định chọn Nghệ An làm Trung Đô của vua Quang Trung. Đó là:
(1) Nếu vua Quang Trung đánh đâu thắng đó như thế, thì tại sao ông lại đặt Trung Đô ở Nghệ An là nơi địa thế nằm giữa trục Bắc Nam đất Việt để làm gì vậy ? Khi ông còn sống, ở trong cái ao làng Việt Nam, có còn ai và có ai đáng để ông phải lo sợ đâu mà ông phải đặt Trung Đô ở Nghệ An để đánh Nam dẹp Bắc ? Chúa Nguyễn Ánh chỉ nổi lên sau khi vua Quang Trung mất mà, đúng không bạn ?
(2) Theo bộ La Sơn Phu Tử mà thầy Hoàng Xuân Hãn chấp bút, thì việc chọn khu vực núi Phượng Hoàng ở Nghệ An làm Trung Đô không phải là lựa chọn đầu tiên, mà là lựa chọn thứ 3 hay 4 rồi kìa. Trước đó, vua Quang Trung đã sai người đi xem thế đất Cổ Bi ngoài Bắc cơ. Nếu đánh Trung Hoa để lấy 2 xứ Quảng bên Tàu, thì lại chọn dựng Trung Đô ở Nghệ An xa xôi với biên giới Việt Trung để làm gì vậy ? Và tại sao vua Quang Trung lại không chọn Cổ Bi bạn nhỉ ?
(3) Phú Xuân lúc này là một khu đô thị phồn thịnh, thế thì đi xây thêm Trung Đô để nắm giữ Nam Bắc làm gì ? Mà chả phải người Việt mình thường được dạy câu "Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân" đó sao ? Nếu vua Quang Trung mà xây Trung Đô ở Nghệ An, thế anh hùng nào giỏi mà chiếm Hoàng Sơn rồi chiếm luôn Hải Vân dưới này, thì mình rất muốn biết là từ Nghệ An, vua Quang Trung sẽ làm sao mà đánh dẹp vụ loạn này nhỉ ? Đừng nói là dùng thuyền chiến hải tặc TQ nha, vì xem ra dùng thuyền mà đánh trận chiến lâu dài, không biết việc chuyển binh và lương thực ra sao ? Hay là theo bạn Hoành Sơn và Hải Vân là vô dụng, nên có giữ hay không cũng là thừa ?
Cho đến nay, mình chưa đọc được ai nói hay viết về 3 câu hỏi trên, nếu bạn có biết ai đã viết, xin share links
Còn các links linh tinh khác đến từ các học giả và các nhà nghiên cứu Việt Nam ca ngợi Phượng Hoàng Trung Đô gì đấy, bạn khỏi share, vì mình đọc một link, cũng biết cả ngàn links khác viết cũng vậy. Họ viết chả có gì đáng để đọc
Nhưng nếu bạn để ý, thì Nghệ An chính là con đường huyết mạch để đánh qua bên phía Tây, tức là bên Lào ngày nay.
Và nếu bạn đọc sử kỹ hơn nữa, thì trong bộ British Mission, ngài Nguyễn Nhạc có nói với sứ đoàn Anh quốc về dã tâm của anh em Nguyễn Nhạc sẽ đánh chiếm Cao Miên rồi Xiêm La, v.v.
Rồi nếu bạn đọc luôn qua sử Lào và Xiêm La, thì thấy rõ là vào giai đoạn đầu thế kỷ 18 (khoảng năm 1707), Xiêm La đã chia vương quốc Lan Xang thành ra 3 vương quốc nhỏ, để rồi vào năm 1779, Xiêm La đã đặt ách cai trị lên trên 3 vương quốc này sau khi đã đánh đuổi người Miến.
Và chính vào lúc này, lúc mà triều đại Tây Sơn dưới triều vua Quang Trung cực thịch, thì theo sử Việt lẫn sử Xiêm La, nhà Tây Sơn đã đem quân sang đánh Lào tơi bời luôn.
Như vậy, với hòa bình đã được lập lại phía Bắc Việt Nam với ông lớn Thiên triều nhà Thanh (với tình cha con của vua Càn Long / Quang Trung), với tình hình thực tại Đại Việt lúc bấy giờ không có còn đối thủ nào đáng sợ cả, với anh cả Nguyễn Nhạc trấn giữ khu đất độn phía Nam, với đội quân cướp biển Tàu rất mạnh, và với thế quân đang mạnh hùng hục, cùng dã tâm xưa của anh em họ Nguyễn (Nhạc) muốn đánh luôn làm vua miền Nam, tại sao người ta không đặt câu hỏi là vua Quang Trung đã chọn Trung Đô ở Nghệ An, một vùng đất giáp giới quan trọng với Lào, để chuẩn bị đem quân đánh về phía Tây, và rất có thể, sẽ đánh luôn Xiêm La và Miến Điện, rồi dẹp luôn chúa Nguyễn (Ánh) phía Nam, và đưa luôn Cao Miên vào lại vòng đô hộ của người Việt vốn đã có từ thời các chúa Nguyễn ? Chả phải như thế, nếu vua Quang Trung làm được, sẽ tạo ra một Đại Việt hùng mạnh phía Nam, mà từ đó đánh luôn lên Thiên Triều đó ư ? Chứ còn vua Quang Trung ông đã giỏi đến vậy, đánh đâu thắng đó đến thế, chắc ông muốn xưng hùng xưng bá với Thiên Triều, chứ làm gì mà ông phải sợ cái ao làng Việt Nam đến mức phải đặt kinh đô ở giữa trục Nam Bắc Đại Việt để làm gì ? Đại Việt lúc đó có còn ai giỏi đâu ? Thiên triều lúc đó có tình cha con cùng nhà Tây Sơn, thời thế như thế, không đánh dẹp luôn Lan Xang, Xiêm La, Miến Điện mới là chuyện lạ.
Vậy mà xưa nay, bao nhiêu học giả Việt Nam chỉ toàn bàn về các giả thuyết vua Quang Trung muốn đánh 2 xứ Quảng bên Tàu như thế nào, rồi muốn đặt Trung Đô ở Nghệ An nằm giữa trục Nam Bắc Đại Việt là tuyệt vời ra sao, v.v. & v.v. Nhưng mình càng đọc sử nhiều về thời này, thật sự thấy Việt Nam chỉ là cái ao làng chả có nhơn vật nào đáng gọi là đối thủ vua Quang Trung cả, nhưng ngoài Việt Nam ở phía Tây, còn có quá trời cơ hội để nhà Tây Sơn đánh và mở rộng lãnh thổ. Vả lại anh em Tây Sơn là người vùng cao, theo sử là chính vua Nguyễn Nhạc có làm ăn với người vùng cao, nên việc nhà Tây Sơn đánh sang miền Tây, dẹp các vương quốc Lào, chiếm Xiêm La, xâm lược Miến Điện là một điều không hề có gì quá sức tưởng tượng cả.
À, mà nếu bạn có hỏi về nếu đánh Lào thì lấy quân đâu ra, thì xin thưa với bạn là nếu bạn đọc sử, sẽ thấy là Lào và Cao Miên là 2 quốc gia được / bị các cường quốc Xiêm La / Miến Điện / Đại Việt ép phải cung nạp lính tráng, lương thực. Còn bên Việt Nam, thì Nghệ An Thanh Hóa là 2 nơi cung cấp lính tráng xưa nay thôi khỏi nhắc lại. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa như thế, không đánh phía Tây là một điều rất uổng (và rất là đáng ngờ nếu 1 vị tướng giỏi như Quang Trung không nghĩ về điều này).
Mình viết status này là để xin các học giả Việt Nam đừng tiếp tục viết đủ thứ về Trung Đô quan trọng như thế nào trong trục Bắc Nam Đại Việt gì nữa. Thật sự nếu chúng ta đọc sử thì cũng đã biết, là vào những năm cuối 1780s, Đại Việt chả có nhơn vật nào đáng làm đối thủ vua Quang Trung cả. Cái ao làng Đại Việt ấy nó chả có gì hứng thú và quan trọng đến mức độ một vị tướng tài như vua Quang Trung lại phải sợ đến mức độ phải đặt Trung Đô ở Nghệ An cả. Nhưng vào lúc này, nếu vua Quang Trung mà đánh sang Lào, đánh luôn Xiêm La và Miến Điện, thì có khi nước Việt thừa sức mà chống và đánh luôn Thiên triều phương Bắc.
Và đó là lý do mà mình chịu khó đọc thêm lịch sử Lan Xang, lịch sử Xiêm La, và tiếp theo nữa là lịch sử Miến Điện. Đó là lý do tại sao các văn bản Quỳ Hợp khá ư là quý. Và đó là tại sao mình thích nói chuyện với thầy Nguyễn Duy Chính. Xem ra ở Việt Nam chưa có ai nghiên cứu về những vấn đề này, dù Việt Nam không hề thiếu các nhà Tây Sơn học. Có khi để nghiên cứu, người ta cần phải đọc nhiều với sử liệu phong phú, chứ đâu phải chỉ tưởng tượng ra là có một nhà Tây Sơn như thế đâu đúng không ? Thầy Nguyễn Duy Chính đã trả lại sự thật lịch sử về mối quan hệ Thanh Việt dưới triều Tây Sơn, có khi chủ đề kế tiếp thầy sẽ cần là viết và nghiên cứu là về những hoài bão của vua Quang Trung, khi đặt Việt Nam vào vòng lịch sử Đông Nam Á kìa. Và khi mình viết hoài bão của vua Quang Trung, mình không có ý định nói là viết tưởng tượng những thứ như "Đánh cho để dài tóc" gì đó mà đến nay chả ai biết có đúng là vua Quang Trung nói thế không (vì đâu có sử liệu nào chứng minh đâu đúng không), mình viết về những theories mà thầy Chính nên đặt ra để thế hệ người Việt sau này lần theo mà nghiên cứu, tức là các macro views mà thầy rất thường nói kìa.
Thanks
Brian
P.S: Tấm bản đồ tỉnh Nghệ An trong Đồng Khánh Địa Dư Chí mà mình việt hóa, bạn tải tại đây >> https://abc.com/drive/folders/1EnBDyt6d9fwT2UmU_Z-As446KYPkNg5l?usp=sharing (thay thế https://abc.com với https://drive.google.com) —
Brian mến, rất thích thú và có nhiều đam mê khi đọc được bài này của bạn, hơn 40 năm trước khi còn thụ huấn tại trường bộ binh Thủ Đức( QLVNCH ) trong môn học về địa hình ứng dụng cho chiến thuật và những kế hoạnh toan tính cho những quốc sách chiến lược trên qui mô rộng lớn hơn cho quốc gia và những nước lân bang, chúng tôi cũng có những câu hỏi và tranh luận về những vấn đề trên, kể cả việc đưa ra những chiến pháp giả định và áp dụng những đường lối chính trị đi theo hầu có thể giải quyết hay thỏa mãn được ý định đó.Câu hỏi của bạn nghe có vẻ ngắn, đơn giản, nhưng thực sự nó rất xúc tích và rất rộng bao trùm nhiều vấn đề hóc búa và khó khăn cho bất cứ nhà cai trị nào muốn giải quyết nó. Vấn đề không chỉ nằm ở khía cạnh quân sự và chính trị mà còn ở rất nhiều yếu tố khác như Kinh tế, xã hội, đặc tính và tâm lý dân tộc, lãnh thổ và chủ quyền và quyền lợi quốc gia, phong tục, tập quán văn hóa tôn giáo và cách sống của từng sắc dân trong vùng,chúng tôi cũng tìm hiểu thêm về những phương cách thu phục nhân tâm của Đại nguyên soái Lý Thuờng Kiệt thời nhà Lý, Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn , đặc biệt là Đức Quang Trung trong gia đoạn đầu thành lập và hình thành quân đội Tây Sơn những năm 1771 . Đây là câu hỏi rất lớn và khó khăn, chúng tôi sẽ trở lại sau để bàn luận cùng các bạn.
Trả lờiXóa