Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGAY CẢ NHÀ TÂY SƠN CỦA CÁC BẠN CŨNG BỊ CẮT XÉN LUÔN NÈ

Ngay cả nhà Tây Sơn của các bạn cũng bị cắt xén luôn nè #in_the_absence_of_light_darkness_prevails Luôn trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong, ông N...

Ngay cả nhà Tây Sơn của các bạn cũng bị cắt xén luôn nè
#in_the_absence_of_light_darkness_prevails

Luôn trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong, ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ (cùng với cô Li Tana), chẳng những họ cắt xén những đoạn văn nhạy cảm khi nhắc về Campuchia, về Chiêm Thành, mà luôn cả nhà Tây Sơn đáng tự hào của các bạn, họ cũng đồng lõa mà cắt xén không thương tiếc luôn nè. Họ cắt xén và kiểm duyệt nội dung sách vở không chừa ra điều gì cả, từ Chiêm Thành, Cao Miên cho tới Tây Sơn. 
Ngay cả nhà Tây Sơn của các bạn cũng bị cắt xén luôn nè


Bạn đọc để tự tham khảo về tại sao các phần bị cắt xén rất quan trọng.  Không hiểu khi các TS sử học trong tương lai ở Việt Nam, mà trích dẫn từ dịch phẩm này, chúng còn làm hại cho bao nhiêu người Việt từ sự dịch thuật kiểm duyệt / cắt xén độc hại như thế này nữa.

Yup, chúng ta có quyền tự lừa dối chúng ta, tự cho phép chúng ta bị lừa dối, tự thủ dâm dân tộc cùng nhau, nhưng đừng có biện hộ những hành vi kiểm duyệt xấu hổ như thế là OK, để rồi các thế hệ sau, như thế hệ của con mình là Mickey, lại phải tiếp tục hứng chịu những sự vô trách nhiệm của thế hệ trước đó. Bọn trẻ như Mickey có quyền được sống trong tự do, và được dạy về sự liêm sĩ và tánh liêm chánh trong học thuật, chứ không phải lớn lên làm bạn cùng những con người đã mất hay quên đi cả sự liêm sĩ của người trí thức là gì.

Người trí thức mà chẳng những mất đi sự liêm sĩ, và hèn nhát đến nỗi đánh mất đi lòng tự trọng về tánh liêm chánh cần có trong học thuật, rồi lại còn toa rập cùng bọn ác tuyên truyền kiến thức sử học bậy bạ, và bô bô mà đi tuyên truyền như thế, thế thì còn gì để mà người ta phải gọi là thầy, phải tôn trọng gì nữa hả bạn ? 

Regards
Brian

****
(bản dịch Nguyễn Nghị) 

... Sự đồng hóa Tây Sơn với phía tây đã khiến các nho sĩ ở phía bắc thời đó gọi Nguyễn Nhạc là “man tử” và gọi lính Tây Sơn là “man binh” hay “man khấu”. Để kết luận, chúng ta có thể thấy qua chương này và các chương trước đây rằng hoàn cảnh lịch sử đã đặt dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 17 và 18 ở Đàng Trong vào một vị trí đặc biệt. Người Việt Nam ở Đàng Trong có cơ hội để phát triển tính linh hoạt về mặt văn hóa, tạo nên những truyền thống mới.

*****
(nguyên tác Anh ngữ)

Tay Son identification with the west may have prompted scholars in the north at the time to call Nguyen Nhac "man tu" (barbarian chief), and Tay Son soldiers "man binh" (barbarian soldiers) or "man khau" (barbarian bandits). It also helps explain why they referred to Nguyen Hue as Che Bong Nga, after he attacked Thang Long in the late 18th century just as Che Bong Nga, the greatest Cham king, did in the 14th century. While this close identification with the west may have seemed strange and barbarian to northern scholars at the time, it worked to strengthen the Tay Son’s position in Dang Trong rather than weakening it.

To conclude, we can see from this and earlier chapters that historical circumstances placed Vietnamese people in 17th and 18th century Dang Trong in a special position. They were given the chance to develop greater cultural flexibility, to create new traditions rather than mainly perpetuate the old, as in the north. Vietnamese society here looked for and responded to the possiblities and challenges from new directions and foreign peoples. This represented one of the few chances history gave the Vietnamese to reinterpret their tradition in a fresh and lively way. The localized Vietnamese identity the developed in response seemed to successfully answer the challenges of the new environment. As a result, another Vietnamese society emerged in the new southern land, demonstrably Vietnamese but nevertheless different from the one which had been built up for centuries in the Red River delta.

(tạm dịch Google Translate + Brtian Wu)

Việc đồng nhất Tây Sơn với phía Tây có lẽ đã khiến các nho sĩ phương Bắc lúc bấy giờ gọi Nguyễn Nhạc là man tử, và binh lính Tây Sơn là man binh hay man khấu. Nó cũng giúp giải thích tại sao các nho sĩ phương Bắc gọi Nguyễn Huệ là Chế Bồng Nga, sau khi ông tấn công Thăng Long vào cuối thế kỷ 18, tương tự như Chế Bồng Nga, vị vua Chàm vĩ đại nhất, đã làm trong thế kỷ 14. Mặc dù sự đồng nhất chặt chẽ với phía Tây này có vẻ xa lạ và man rợ đối với các học giả phương Bắc vào thời điểm đó, nhưng nó có tác dụng củng cố địa vị của Tây Sơn ở Đàng Trong hơn là làm suy yếu đi (sức mạnh của Tây Sơn).

Để kết luận, chúng ta có thể thấy từ chương này và các chương trước đó, hoàn cảnh lịch sử đã đặt người Việt ở Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 vào một vị trí đặc biệt. Họ có cơ hội phát triển linh hoạt hơn về mặt văn hóa, tạo ra những truyền thống mới mẻ thay vì chủ yếu tiếp tục (những truyền thống) cũ kỹ như ở miền bắc. Xã hội Việt Nam ở Đàng Trong (vào lúc này) đang tìm kiếm và ứng phó với những khả năng và các thách thức đến từ những hướng đi mới và từ những kẻ ngoại nhân. Điều này đã thể hiện (cho việc đây là) một trong số ít cơ hội mà lịch sử cho phép người Việt Nam (được) diễn giải lại truyền thống của họ một cách mới mẻ và sống động. Sự đáp ứng trong việc bản địa hóa bản sắc Việt Nam dường như đã giải đáp thành công những thách thức của môi trường mới. Kết quả là, một xã hội Việt Nam khác đã xuất hiện trên vùng đất phương Nam mới, (tuy) thể hiện là (của) người Việt Nam, nhưng tuy nhiên (cái xã hội Việt Nam Đàng Trong này, nó) khác với xã hội (Việt Nam) đã được hình thành từ nhiều thế kỷ ở vùng châu thổ sông Hồng [ở ngoài Bắc].



Không có nhận xét nào