Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN ÂM VÀ CHỮ

CHUYỆN ÂM VÀ CHỮ Thật là toi công khi giới Việt ngữ học nỗ lực đưa ngữ âm học vào dạy học ở phổ thông, ngay từ tiểu học, từ mấy chục năm nay...

CHUYỆN ÂM VÀ CHỮ

Thật là toi công khi giới Việt ngữ học nỗ lực đưa ngữ âm học vào dạy học ở phổ thông, ngay từ tiểu học, từ mấy chục năm nay. Cứ nhìn vào báo chí và tranh luận trên mạng đã thấy sự rối loạn đến mức nhiều thế hệ không phân biệt được Âm và Chữ.

Báo chí và dư luận chỉ trích: sao lại bỏ chữ P ra khỏi sách học tiếng Việt? Trong diễn đạt, khi thì họ dùng "chữ P" khi thì họ dùng "âm P",  rồi ráo riết truy vấn, rằng các địa danh phiên âm tiếng dân tộc thiểu số hay phiên âm tiếng nước ngoài như Sa Pa, Piano, Pin thì viết và đọc làm sao, rằng lẽ nào từ nay Nguyễn Xuân Phúc sẽ viết thành Nguyễn Xuân Húc, Nguyễn Phú Trọng sẽ viết thành Nguyễn Hú Trọng...??? Trong khi, trừ kẻ mắt mù, ai cũng nhìn rõ, trong sách giáo khoa, ngay tại bảng mục lục bài học (chứ không cần phải truy bảng chữ cái ở đầu sách có đủ 29 chữ cái) mà họ dẫn ra để chỉ trích, và trong các văn bản đều hiện chình ình chữ P chứ không ai cắt bỏ như họ suy diễn. Lẽ ra, họ nên thắc mắc, sao học sinh chưa học chữ P mà đã học cái chữ ghép PH thì mới chính đáng.

Nếu trách sự lầm lẫn của báo chí và dư luận thì hãy trách sự lầm lẫn của các giáo sư Việt ngữ học trước. Trừ GS. Cao Xuân Hạo từng phê phán các giáo trình ngữ âm học tiếng Việt đã áp đặt cách phân tích âm vị học phương Tây lên tiếng Việt, còn lại đều ăn theo nói leo những cái sai đã thành cố hữu và áp đặt lên dạy học tiếng Việt ở phổ thông. Kết quả là sau một thời gian dài nhồi sọ, người Việt không còn phân biệt được Âm và Chữ.

Lỗi này truy xa hơn thì có gốc từ Aristotle kéo dài đến Saussure, rằng Chữ là ký sinh của Âm. Trong khi ở hiện thực ngôn ngữ, kiến tạo Âm và kiến tạo Chữ, trước khi nối kết Tai và Mắt lại với nhau, là hoàn toàn độc lập, bất luận là chữ tượng hình hay ghi âm. Chữ tượng hình thì không cần chứng minh cũng thấy đọc thế nào là do quy ước của cộng đồng. Do bị ám thị cái gọi là "ghi âm" mà nhiều người nhầm tưởng "đọc thế nào thì viết thế ấy", trong khi dù bảng ghi âm quốc tế ra đời với tham vọng có thể ghi được mọi thứ tiếng của mọi dân tộc, thì nhiều ngôn ngữ vẫn còn hiện tượng viết một đằng đọc một nẻo.

Đối với tiếng Việt, khởi đầu từ mấy ông Tây thẩm âm và ghi lại tiếng nói của người Việt bằng ký tự Latin. Tai ông Tây nghe tiếng Việt tưởng như nghe tiếng Tây nên mới phân tích một âm tiết của người Việt gồm có các đơn vị âm thanh nhỏ hơn gọi là âm vị rồi phân loại nguyên âm, phụ âm, Trong phụ âm thì có âm đơn và các âm kép: ph, th, kh, tr, ch, ng, ngh,..,. nguyên âm thì có âm đơn và âm đôi: ia iê, ua, ươ, uô... Một tiếng người Việt phát ra là một âm trọn vẹn bị chia thành các phần: âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối. Thật ngộ nghĩnh khi các nhà ngữ âm học chẩn đoán rằng, tiếng Việt ta trước thế kỷ 16 phát âm như vậy, tức giống ông Tây nói ngọng tiếng Việt.

Tôi khằng định, tiếng Việt không có phụ âm kép nào, trừ người nói ngọng. Do không có âm tương đương trong ký tự Latin mà buộc phải dùng hai chữ cái cho một âm tiếng Việt: ph, th, kh, tr, ch, ng, ngh,... Người Việt không phát âm pờ-hờ (ph), tờ-hờ (th), tờ-rờ (tr)... như tiếng Tây. Nghe người Tây phát âm nguyên âm đôi của họ có hai âm ghép khá rõ, còn cái gọi là "nguyên âm đôi" của tiếng Việt thì có người Việt nào phát ra thành hai âm: i-ê, i-a, u-ô, ư-ơ ... không? Và cái gọi là âm cuối nữa. Người Việt có ai phát âm một từ kết thúc bằng cái đuôi ng, t, c, nh, ch... như tiếng Anh không? Chẳng hạn, từ "trong" phát âm thành tờ-rờ-o-ngờ?

Tất nhiên, nếu bác bỏ sự nối ghép kí tự để ghi trọn vẹn một tiếng cho đúng loại hình âm tiết đơn lập bất khả phân chia của tiếng Việt, ắt chúng ta buộc phải sáng chế một loại chữ khác, hoặc trở về với chữ Nôm, học chữ nào biết chữ nấy.

Rối rắm, phức tạp và đầy nhầm lẫn hiện nay rồi gây tranh cãi không cần thiết là do các nhà soạn sách giáo khoa lâu nay không phân biệt rõ Âm và Chữ. Trẻ vào lớp Một là đã phát âm theo tiếng mẹ đẻ của nó rồi, học phát âm gì nữa? Đơn giản là chúng cần học Chữ (chứ không phải học Âm) và chúng hiểu, với cái Chữ ấy thì gắn liền với cái Âm đã có trong não của chúng. Bày trò bắt trẻ em phân tích âm vị như một nhà âm vị học để làm gì cho loạn não chúng, trong khi hiện thực phát âm mà chúng hấp thu từ môi trường ngôn ngữ xung quanh là một tiếng trọn vẹn không thể phân chia?

Chu Mộng Long 

-------

Tôi từng chỉ trích Chủ biên Bùi Mạnh Hùng khi làm hỏng Tôi đi học của Thanh Tịnh. Nhưng lần này thừa nhận ông đúng. Chỉ tiếc là do trả lời cho đối tượng phi học thuật, nên ông không truy hết cội nguồn của vấn đề. Việc nào ra việc nấy. Tôi không thích trò đấu đá, tức cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm soạn sách.




1 nhận xét

  1. Âm và Chữ ư ??
    Cái này các ông lấy tư cách gì mà bàn với luận . Ngu ngốc hay múa mép , ta đây .... nhưng càng nói càng chứng tỏ , càng chưng bày cái ngu , đại ngu , của cả thời xã hội chủ nghĩa , thời nông rân vùng "nên" cướp chịnh quyền .

    Mồ ma thực dân Pháp đô hộ , giáo viên cũng như nhân viên chính quyền đều phát âm rất chuẩn chữ L và N , đồng thời xử dụng chúng rất ư chuẩn mực .

    Sau ngày 20/7/1954 , cũng lả sau đại thắng Điện Biên , thắng xong phải cắt đất nước làm đôi ! Mịa ... biết vậy thắng làm đíu gì !!!
    Cưa đôi xong, tinh hoa Hà Thành và những người khôn gồng gánh nhau tìm "đất lành chim đậu"; để lại miền Bắc cho bần cố nông cai trị , từ đó cho tới nay vẫn bát nháo ... vẫn chưa phân biệt được ÂM , CHỮ là gì ?

    Chả trách ai cả vì trách là vi phạm chính sách , là nối giáo cho giặc .... cho "lên" ta mới có bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo , Phùng Xuân Nhạ , vừa đạo văn vừa không phân biệt âm , chữ của L và N !!!

    Hôm nay nó thành đại trà , từ các ông bằng to bằng bé cho tới hiộu trưởng , thày cô .... đều vô tư dùng L, N loạn xà ngầu .
    Chết thằng nào đâu ? Biết đâu nhờ thế mà ta thắng Mỹ Ngụy không chừng ?

    Âm, chữ hay Tiếng ,giọng chả cần phải bằng cấp mới hiểu; chỉ cần để ý biết liền .
    Bàn tới nghĩ lui thiết tưởng giải quyết L N cho xong đã ; nó đeo đẳng dân Bắc từ trước 1954 tới giờ ; xong việc mới bàn tới PẮC BÓ , PHẮC BÓ hay HẮC BÓ .

    Chuyện Nhạ khi nói L thành N hay N thành L ... đâu thể gọi là ngọng . Ngọng tức là nói vấp váp , nói kéo dài một vần một chữ trong câu .... ấp a ấp úng ... gọi là ngọng .
    Phùng xuân Nhạ không thể gọi Nhạ ngọng , gọi thế là sai; phải gọi Nhạ là Nhạ Bùi Chu Phát Diệm ...he .... he .... he ....

    Ấy chết lại kỳ thị vùng miền . Gọi sao đúng đây ?
    Thôi thì Nhạ dốt , Nhạ mít đặc nhá ?
    Hay Nhạ xã hội chủ nghĩa ??

    Trả lờiXóa