Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh

Về nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh Mình thấy cái tên Nguyễn Thế Anh này xuất hiện vài lần khi tìm đọc các bài viết về sử Đàng Trong. Theo mình...

Về nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh

Mình thấy cái tên Nguyễn Thế Anh này xuất hiện vài lần khi tìm đọc các bài viết về sử Đàng Trong. Theo mình đọc trên mạng, thì thầy này có lý lịch học thuật rất là đáng nể, thầy là giáo sư và từng giữ chức "Giám Ðốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Ðông Dương".

Không hiểu đã có ai đó đã đọc thật kỹ những gì thầy Nguyễn Thế Anh nghiên cứu và viết các bài phê bình chưa ? Hay người Việt đến nay vẫn tung hô thầy là một cây đại thụ cho bọn hậu thế như thế nào ?

Mình cứ nghĩ như vụ thầy Suboi, nhà nghiên cứu Nhật Bổn viết về Đại Nam và Đại Pháp, người Việt Nam khen túa lên ghê gớm lắm, nhưng tới mình đọc, sao đầy những câu văn dịch cắt xén và nắn kiến thức độc giả cả. Nên mình tự hỏi, bao nhiêu nhà trí thức hay nghiên cứu Việt Nam, với bấy nhiêu là năm tháng nghiên cứu sử học, đọc như thế nào mà khen thế ? Và điều này cũng tương tự như mình vẫn chưa hiểu vị học giả Fulbright, đọc bản dịch Hiến Pháp Mỹ của ông Nguyễn Cảnh Bình ra sao, mà lại khen đọc tới sách gần nát ra luôn, mà không thấy trình độ Anh ngữ của ông Nguyễn Cảnh Bình hơi kém ? Hay là các học giả Fulbright của Việt Nam, chỉ được cái là lòe với thiên hạ, chứ về vốn Anh ngữ, họ cũng chỉ độ khoảng ngang hay thấp hơn dân thường, nên vì vậy, một học giả Fulbright Việt Nam đọc cả sách dịch Việt ngữ ra sao, mà không thấy cả sự kém cỏi Anh ngữ của ông Nguyễn Cảnh Bình ?

À, mình lại linh tinh lang tang rồi. Mình ví dụ trong quyển Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của thầy Nguyễn Thế Anh, hình như rất nổi tiếng trong giới sử học, có đoạn mở đầu về năm 1839, xã hội Việt Nam bao gồm các hạng người nào. Bạn có để ý là thầy đã quên không viết về hạng miễn dao không ? Theo Đại Nam Thực Lục bản dịch quyển 5, còn có cả hạng "nguyên trước hạng biệt tính có phải thuế thân không phải phu dịch, đổi làm  hạng miễn dao". Đó là còn chưa nói, ở trang kế tiếp, thầy Nguyễn Thế Anh khẳng định là nhóm người phu trạm phải chịu nửa thuế thân, nhưng cũng theo Đại Nam Thực Lục bản dịch quyển 5 thì phu trạm được miễn thuế thuân hoàn toàn đó thôi, tức là đoạn "Bộ Hộ tâu nói : “Phu trạm ở dịch trạm các địa phương đều được tha miễn thuế thân, duy 6 tỉnh ở Nam Kỳ và 3 tỉnh Sơn Tây, Thái Nguyên, Lạng Sơn ở Bắc Kỳ có nơi miễn cả, có nơi miễn nửa, lại có nơi phải nộp theo lệ, rất không giống nhau. Xét ra phu trạm ngày đêm chạy trạm chuyển đệ, cùng là khó nhọc cả, há nên nơi này nơi nọ khác nhau, xin sai các quan tỉnh xem xét. Trạm nào công việc hơi ít mà số phu nhiều thì liệu bớt đi, trạm nào công việc rất nhiều và tuy hơi ít, nhưng số phu ít thì để lại, rồi chiểu số được giảm cho về làng chịu sai dịch, còn số để lại, thuế thân đều được miễn”. Vua y lời tâu ấy.".

Mình chưa đọc xuống nữa, và quyển này có tới 333 trang lận

Nếu mình có thích và tìm đọc sách nghiên cứu của thầy Nguyễn Thế Anh này, vái trời là đừng để mình lại phát hiện là thầy này viết linh tinh há. Vì mình cũng như bạn, sẽ rất là thất vọng nếu một vị GS được tôn vinh là "Sử gia hàng đầu" mà viết sách nghiên cứu sử học ra làm sao, mà mình đọc và tìm ra nhiều đoạn văn bị hiểu sai / dịch sai hoặc phân tích linh tinh, như vụ thầy Suboi đến từ trường gì đó rất nổi tiếng bên Nhật vậy.

Thanks
Brian 
Về nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh

Về nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh


Không có nhận xét nào