Về sự nghiên cứu sử học một nửa sự thật của thầy Nguyễn Thế Anh #nguyen_the_anh Trong quyển Trong Dòng Lịch Sử, bài Sứ bộ Miến Điện phái đế...
Về sự nghiên cứu sử học một nửa sự thật của thầy Nguyễn Thế Anh
#nguyen_the_anh
Trong quyển Trong Dòng Lịch Sử, bài Sứ bộ Miến Điện phái đến Đại Nam năm 1823, thầy Nguyễn Thế Anh viết 10 trang phân tích về sự kiện phái đoàn Miến Điện qua Đại Nam xin được thông hiếu. Qua đó, thầy khẳng định lý do mà vua Minh Mạng không chấp nhận yêu cầu thông hiếu này là do vì "Nhưng vua Minh Mạng nghĩ rằng không lợi đổi sự giao hảo sẵn có với nước Xiêm kế cận, lấy sự bang giao với Miến Điện mà người ta chưa biết rõ cho lắm. Cái nhìn chính trị thực tế của nhà vua không hoàn toàn bị che đậy bởi các sáo ngữ trong lời dụ sau ...".
Nhưng sự thật không hề đơn giản như thế. Bởi vì trong sự việc này:
****
(1) Ngài Tả Quân chưa bao giờ là người duy nhất ủng hộ cho việc thông hiếu cùng triều đình Miến Điện cả
(a) Thứ nhất, việc ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt lên tiếng ủng hộ cho việc thông hiếu với triều đình Miến Điện, mà thầy Anh viết, không nằm trong bộ Đại Nam Thực Lục, mà điều này là đến từ bản Tường Trình của vị sứ giả Miến Điện là ông Gibson
(b) Thứ hai, ông Gibson có ghi rất rõ là ba người là ngài Tả Quân cùng với 2 vị quan Pháp trong triều đình vua Minh Mạng, là ông Vanier & Cheneaux (aka Chaigneau) đã lên tiếng ủng hộ việc thông hiếu
Như vậy, nếu đúng là cả hai vị quan Pháp Vanier & Cheneaux đều đồng ý với việc thông hiếu cùng triều đình Miến Điện, mà lúc này triều đình Miến Điện đang chuẩn bị đánh nhau với người Anh, điều này cho thấy, có thể bộ ba Vanier / Chenaux / Tả quân đã ngồi xuống và bàn luận lợi hại cùng nhau trong việc thông hiếu, chứ không hẳn chỉ một mình Tả Quân tự quyết định.
Nhưng quan trọng hơn, là trong bản Tường trình trên, ông Gibson cũng viết luôn trong mục tháng 10 ngày 6 (Oct 6th), trước khi triều đình Huế bàn về vấn đề thông hiếu với triều đình Miến Điện, về việc có cả một đoàn tàu của người Anh đến Huế muốn buôn bán vài ngàn cây súng muskets, nhưng bị triều đình Huế cự tuyệt vì cho rằng chất lượng của những cây súng muskets này của người Anh là kém hẳn khi so với của người Pháp. Phải chăng một trong những lý do mà ngài Tả Quân và 2 vị quan người Pháp đã ủng hộ cho việc thông hiếu với triều đình Miến Điện, đó là do vì, người Việt Nam lúc này biết rõ việc súng muskets của người Anh kém chất lượng, nên cho rằng người Anh hay các đồng minh của họ, không hẳn là đáng sợ khi giáp chiến ?
Chúng ta không hiểu tại sao các chi tiết quan trọng này, lại không được thầy Anh nghiên cứu và nêu ra, nhưng thầy lại nắn kiến thức độc giả là trong sự việc này, chỉ có ngài Tả Quân nêu ra việc thông hiếu cùng triều đình Miến Điện ?
****
(2) Có thật là vua Ming Mạng chỉ đơn giản nghĩ rằng "không có lợi" khi thông hiếu cùng Miến Điện không ?
Thì thầy Anh trích luôn cả đoạn văn dài trong bộ Đại Nam Thực Lục ra làm bằng chứng cho các bạn đọc đó thôi
Nhưng đáng tiếc là thầy cắt xén trong đoạn trích Đại Nam Thực Lục ấy, và đáng sợ hơn nữa, cũng như trường hợp trên, thầy "quên" không nghiên cứu các đoạn văn quan trọng trong bản Tường Trình mà ông Gibso đưa ra nhận xét của riêng ông tại sao vua Minh Mạng lại quyết định như vậy
Vậy phần thầy Anh trích đoạn Đại Nam Thực Lục thiếu ở đâu ? Thì là đoạn văn ngắn này "Việc ấy chẳng những quan dân nước ta đội oai trời, mà các nước ngoài biển đều phục sức thần."
Và phần nào trong bản Tường Trình thầy Anh đã không đưa ra ? Đó là phần đánh giá của chính ông Gibson, về tại sao vua Minh Mạng lại không muốn thông hiếu ? Tức là ông Gibson đã viết như thế này
----
(Anh ngữ) Upon the whole, however, I am inclined to ascribe this conduct to the extravagant conceit of the Cochin Chinese nation; who firmly believe themselves, and the Chinese from whom they are descended, to be the only civilized people in the world, and all other nations savage and barbarous. As to the Siamese, the King of Cochin China thinks he could conquer them in an instant if he desired it. There is not a person of sense about the Court or Government except the Governor-General Tai-Kun, who often smiles at the absurdities, of the rest, and has even hinted to the . King the extravagance of his pretensions,a since he is, in fact, no more than a tributary of the Emperor of China
(tạm dịch Việt ngữ Brian Wu) - Tuy nhiên, xét về tổng thể, tôi có khuynh hướng coi hành vi này là thói tự phụ ngông cuồng của người Cochin Chinese; một dân tộc nhất quyết tự tin rằng là, họ và người Trung Hoa - là dân tộc mà họ là những hậu duệ, là những dân tộc văn minh duy nhất trên thế giới, còn tất cả các dân tộc khác đều là mọi rợ và dã man cả. Đối với người Xiêm, thì vị Vua Cochin China cho rằng ông ta có thể chinh phục Xiêm La tức thì nếu (như ông) muốn (làm điều đó). Không có một kẻ nào [trong triều đình Cochin China] hiểu cho lẽ thường về việc Triều Đình hay Chính Phủ ngoại trừ vị Tổng trấn Tả Quân, người thường mỉm cười trước những thói tự phụ ngông cuồng vô lý này của những người còn lại [trong triều đình Cochin China], và thậm chí (ngài) còn ám chỉ điều đó cho Vua [Cochin China] về sự ngông cuồng tự phụ này, vì thực tế là, Vua [Cochin China] không hơn gì là một phiên thần [a tributary] của Hoàng Đế Trung Hoa cả
-----
Như vậy ở đây, ý ông Gibson là vua Minh Mạng đã cự tuyệt việc thông hiếu với Miến Điện vì người Việt cho là họ là cái rốn của vũ trụ (so to speak), và các dân tộc khác là mọi rợ. Và vua Minh Mạng đã không thèm để ý tới lý do mà ngài Tả Quân và 2 vị quan Pháp đưa ra, khi đề nghị thông hiếu cùng triều đình Miến Điện, là hai triều đình Đại Nam + Miến Điện có thể liên minh, đuổi quân Xiêm ra khỏi tỉnh Battambang bên Cao Miên, lấy hết đất Cao Miên vào tay Đại Nam, vì vua Minh Mạng cho rằng việc đánh Xiêm La thì dễ như bỡn, ông muốn lúc nào đánh mà chả được, cần gì tới sự giúp đỡ của bọn mọi rợ Miến Điện ?
Và chính ngài John Crawfurd, khi viếng thăm Đại Nam, cũng đã viết thư về lại cho vị Governor General of India, nêu ra ý kiến của ông về việc Đại Nam có thể dễ dàng đánh bại Xiêm La nếu cần, khi phải tranh giành quyền đô hộ Cao Miên, rằng là "If these two Nations should quarrel altho' neither be suited to maintain a permanent dominion over the other, yet an ambitious Cochin-Chinese Prince would find no difficulty in seizing the Siamese portion of Kamboja, making formidable inroads into the Siamese territory, and especially destroying or sacking the Capital, which would, defenceless as it is, fall an easy pray to any sudden incursion" (xem Causes leading to the deputation of a Burmese political mission to the Court of Cochin-China (1822-1824) and its results)
Và chúng ta còn thấy rõ hơn sự kiêu ngạo của vua Minh Mạng trong đoạn văn Đại Nam Thực Lục mà thầy Anh đã cắt xén đi (phần chữ viết hoa) " ... cho nên Hoàng khảo ta, khôn ngoan tính trời, biết cơ đã đến, không cần phải mượn quân của họ mà bị kiềm chế, bèn tự quyết định, liền đêm đi đường biển về nước. Từ đấy chiêu tập những người cựu thuộc, rộng nộp những người mới đến, oai trời đến đâu, giặc đều tan vỡ, rồi lấy cả nước, thống nhất giang sơn, có thèm nhờ một mũi tên một tấc gươm của nước Xiêm đâu. VIỆC ẤY CHẲNG NHỮNG QUAN DÂN NƯỚC TA ĐỘI OAI TRỜI, MÀ CÁC NƯỚC NGOÀI BIỂN ĐỀU PHỤC SỨC THẦN. Nhưng Hoàng khảo ta lại nghĩ tấm lòng tốt buổi đầu của người Xiêm, họ lại là láng giềng, nên từ trước đến giờ vẫn cho giao hiếu, trẫm noi theo phép cũ, há lại nghe lời nói ngoài mà tự mình tước bỏ nghĩa láng giềng."
****
Như vậy, đọc đoạn nhận xét của ông Gibson và của ông Crawfurd, chúng ta có thể đặt câu hỏi là liệu có đúng là việc vua Minh Mạng quyết định không thông hiếu với Miến Điện đơn giản là vì "không có lợi" thật không ? Có khi vua Minh Mạng lúc này, thật ra, cũng coi ông như các vị vua nhà Minh bên Trung Hoa thời vua Lê Thánh Tông nhà Đại Việt đó thôi. Tức là vua Minh Mạng coi mình là một ông hoàng Thiên triều, còn việc đánh nhau của Miến Điện / Xiêm La / Anh đâu đó là của bọn mọi rợ, cũng như vua Minh lúc nghe sứ Chiêm Thành báo cáo về việc vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, đã gởi yêu cầu tới triều đình Đại Việt yêu cầu giải thích về việc này vậy.
Mà đáng nói hơn, là trong sự việc yêu cầu thông hiếu này, đáng lẽ bài học mà một nhà nghiên cứu sử học cần nêu ra cho độc giả người Việt Nam, đó là người Việt Nam đừng quá tự tin, đừng quá ngông cuồng nghĩ rằng họ là "cái rốn vũ trụ", dẫn đến khả năng thảm bại sau này kìa. Chả phải sau này, quân Xiêm La đã làm khổ triều đình Huế đó ư ? Họ cùng người Cao Miên đuổi luôn quân Việt ra khỏi Cao Miên, và rồi họ lấn chiếm đánh luôn các khu vực Cao Nguyên lẫn đem luôn các vùng của người Lào nằm dưới sự ảnh hưởng của triều đình Đại Nam, vô trong quỹ đạo Xiêm La vào nửa cuối thế kỷ 19 đó thôi. Nếu không có người Pháp, thì không hiểu người Xiêm La còn gây ra bao nhiêu điều đau khổ cho người Việt.
Vậy mà người Việt ngày nay chỉ nhớ có việc "quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp", và một sử gia hàng đầu của người Việt Nam, tức là vị thầy Nguyễn Thế Anh này, đọc các tài liệu Anh ngữ ra sao, mà ông chỉ viết một nửa sự thật đến thế ? Nếu mà một sử gia hàng đầu của Việt Nam, mà còn chưa dám viết đúng và đủ khi đọc tài liệu sử học, và còn khen ngợi và nắn kiến thức các bạn này nọ, thì không biết một sử gia hàng đầu như vậy là hàng đầu ra sao nhỉ ?
Đây, mời bạn đọc về một bài viết phân tích sử học của một sử gia hàng đầu Việt Nam
Mình rất ngạc nhiên là tại làm sao, mình cũng đọc các tài liệu Anh ngữ tương tư như các sử gia Việt Nam cũng tham khảo các tài liệu này, mà sao mình toàn phát hiện ra những gì họ kết luận, đều có vấn đề về một nửa sự thật vậy ? Hay tại người Mỹ đọc Anh ngữ khác với các GS TS Việt Nam, kể cả các GS học và làm việc bên Tây xưa lẫn nay ạ ?
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào