Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP Đó là tên một vở cải lương mà tôi gần như thuộc lòng. Tôi gần như chẳng bao giờ nghe cải lương, vậy mà không biết từ...

CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP
CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP

Đó là tên một vở cải lương mà tôi gần như thuộc lòng. Tôi gần như chẳng bao giờ nghe cải lương, vậy mà không biết từ đâu, tự nhiên trong hành trang khi tôi qua Đông Âu học, lại có một cuộn băng trọn vở tuồng cải lương "Chuyện tình Lan và Điệp".

Thật tiếc, đó cũng là cuộn băng duy nhất về âm nhạc Việt nam mà tôi có hồi đó. Một lần, khi nhận được thông tin nàng Lan ở nhà "cắt đứt dây chuông", tôi mở cuộn băng ra nghe. Không ngờ mấy thằng bạn người Ả Rập khoái quá. Chúng nó bảo hệt như nhạc của Ả rập, nên cứ đòi tôi mở ra cho chúng nó nghe hoài. 

Nghe riết tôi thuộc lòng luôn nguyên vở tuồng, dù không biết bất cứ câu nào trong 6 câu vọng cổ. Không biết có phải người Ả rập cũng có một lịch sử buồn và ai oán như người dân Nam bộ, để cho âm nhạc của họ cũng da diết buồn như cải lương của Nam bộ?

Có lẽ đối với người dân Nam bộ, cứ nói về Lan là họ nghĩ ngay đến Điệp, hay khi nói về Điệp, thì họ lại nghĩ đến Lan. Gần như ai cũng vậy, khi trồng một cây điệp, là nghĩ ngay sẽ phải trồng lan. Hoặc giả, nhà có cây ngọc lan, thì thế nào cũng có người hỏi, thế cây điệp trồng chỗ nào.

Nhà tôi có hai con chó, một con có màu lông giống như con bò sữa trong "Cô gái Hà lan" nên đặt tên là Lang, con kia thì có màu lông có vài chỗ lốm đốm, nên đặt tên là Đốm. Nhưng vừa nói với bạn bè tên của con Lang, là ai cũng kêu ngay con kia là Điệp. Lại phải giải thích, Lang có nghĩa là màu lang trắng, đen, chứ không phải là Lan mà đọc ra thành lang theo giọng Nam bộ.

Mấy ngày nay, có cái đề thi nào đó, nói cô bé Lan đạp xe đi học 200km, mọi người chế thành đạp xe đi tìm Điệp. Theo tôi, hầu hết những người soạn ra sách giáo khoa không phải dân Nam bộ, nên sẽ không hiểu ý nghĩa của việc gắn Điệp vào câu chuyện này. 

Thôi thì nói huỵch toẹt ra, là nếu các anh ban nọ bệ kia, hội đồng gì gì đó ở Bộ Giáo dục và Đào tạo có ra bài gì để đưa vô sách giáo khoa, thì chịu khó động cái não một chút, ra bài gì cho nó có tính thực tế, hợp lí, đặng các cháu tập trung vô bài, không bị phân tâm vớ vẩn. 

Chứ thời buổi bây giờ, chỉ trừ chạy trốn phong tỏa để không bị là nạn nhân của việc tiêu thụ test Việt Á, và tránh bị bỏ cho chết đói, chứ ai mà đạp xe 200km đến trường. Còn hồi xưa, khi người ta sẵn sàng đi bao xa đến trường cũng được, thì lại chẳng có cái xe để mà đạp 200km. 

Ra bài cho sách giáo khoa theo kiểu như các anh thì cần gì ban bệ, giáo sư nọ, tiến sĩ kia, tốn bao nhiêu tiền ngân sách. Ra bài kiểu này thì để cho mấy bà bán cá ngoài chợ làm, bảo đảm dễ hiểu, và khoa học hơn mấy anh nhiều.

Bs Võ Xuân Sơn

2 nhận xét

  1. Rõ chán cái nhà ông đốc tờ VXS này; cô Lan đạp xe đi học mỗi ngày 200km tới trường là đúng qui trình XHCN ... còn kêu than nỗi gì ? Họ toàn bậc trí giả , chứ c... khô đâu mà họ không có chủ đích khi ra đầu bài như vậy .

    Phải khen các ngài đã khá hơn trước , hồi chống Mỹ cứu nước , đề toán toàn bắn sâu táo quân Mỹ Ngụy : 12 tên bị ta sâu táo 8 tên bằng AK ; hỏi còn sống sót mấy tên ?
    Đây là tiến bộ vượt bực , tiến bộ trông thấy, không khát máu hận thù , không giết người như giết ngoé .... mà chỉ đạp xe dẻo dai chăm chỉ cần mẫn ...... 200km , tức mỗi ngày cô Lan đạp 400km cho việc học hành ; một hình ảnh đẹp của thanh nữ xung phong tương lai ; đâu như bọn Nam kỳ quốc chỉ trai gái tình tự , than khóc Lan Điệp vớ va vớ vẩn !!

    Hãy nhìn thử thì biết , gần nửa thế kỷ trồng người của boác dzĩ đại , ta có bộ trưởng bộ ráo rục , thiên hạ gọi Nhạ ngọng , thật ra ông ta đâu ngọng , ông ta chỉ dốt thôi ; không phân biệt nổi L và N là dốt chứ không phải là ngọng .
    Ngọng tức nói không mạch lạc , không trôi chảy ... líu la líu lô ; đằng này PNN ăn nói rất nưu noát, hót hay như khiếu ... ngọng nỗi gì ?

    Ông chỉ không phát âm chuẩn mực không phân biệt nổi L và N thôi nhá .
    Thời Pháp thuộc những người dốt như ông , không thể làm thày hay làm cô giáo đứng lớp dạy học trò .... chứ đừng mơ làm bộ trưởng bộ trồng người !
    Nhưng nhờ cắt mạng , nhờ boác , nhờ đảng csVN ưu việt ... mà hiện tại cả nước đầy những giáo sư , tiến sĩ , hiệu trưởng không cần phát âm chuẩn hai chữ L , N , cứ phang tùy hứng , phang vi vút , phang vô tội vạ .... và được gọi là "ngọng"; thật hết biết ? sai cả ý lẫn nghĩa để chạy lỗi cho Nhạ dốt chuyển thành Nhạ ngọng .

    Quả là cái học ngày nay , hỏng hết rồi .... cụ Tú Xương ơi !!!!

    Trả lờiXóa
  2. Trích :" Thời Pháp thuộc những người dốt như ông , không thể làm thày hay làm cô giáo đứng lớp dạy học trò .... chứ đừng mơ làm bộ trưởng bộ trồng người ! "

    Đọc những giòng trên , thấy thương các ông các bà , các tiến sĩ giáo sư .... các hiệu trưởng .... cùng Nhạ dốt làm sao !!
    Thú thời thương là đi quán Karaoke , từ dân tới cán , từ nhỏ tới lớn ... hễ có cơ hội là họp nhau Karaoke .

    Hãy tưởng tượng Nhạ ngọng , quên Nhạ dốt, hát Bô nê rô,bolero, hát chuyện tình Nan-Điệp , chuyện tình Na -Nan .... chắc cười té ghế !!!!

    Trả lờiXóa