GIỖ HỌ, VÀ CÁC LOẠI GIỖ... Trước khi mất, ba tôi vẫn băn khoăn, rằng tôi thành đạt mà hay lờ đi ngày giỗ họ, hơn cả chục năm nay cả họ trách...
GIỖ HỌ, VÀ CÁC LOẠI GIỖ...
Trước khi mất, ba tôi vẫn băn khoăn, rằng tôi thành đạt mà hay lờ đi ngày giỗ họ, hơn cả chục năm nay cả họ trách tôi mất gốc...
Tôi không cãi ba. Nhưng buồn...
Thực ra, vào khoảng vài chục năm trước, tôi có đi dự một lần, cuộc giỗ cũng là cuộc tụ họp lần đầu của cả họ. Và chỉ một lần ấy, sau đó có rảnh rỗi, tôi cũng không dám dự lần nữa. Và thú thực, tôi cũng không biết gốc họ của tôi ở đâu, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên hay là ở một địa phương khác? Số là trong cái lần đầu ấy, một cụ ở một địa phương nọ phát thư đề xướng từ nay hàng năm sẽ làm giỗ họ để ghi nhớ công ơn tổ tiên, để thắt chặt tình đoàn kết trong dòng họ, chi phí do từng nhà đóng góp. Thế là các cụ với các chi phái thuộc năm ba huyện xã khác nhau tụ tập về. Trong ngày tụ họp đầu tiên ấy, sau khi nghe sự đề xướng trên, các cụ bắt đầu cãi nhau.
Cụ nào cũng trang trọng nói, "tộc giỗ" là chuyện lớn, phải bàn bạc nghiêm túc, không thể tuỳ tiện. Nhưng "tộc giỗ" thì phải ở chỗ "tộc trưởng".
Họ Chu, sau các biến cố đã đi và định cư rải rác khắp các địa phương. Lần đầu tiên tụ họp, địa phương nào, nhà nào cũng tự cho mình là chi chính. Họ viện đủ các bằng chứng, nhưng chỉ là bằng chứng miệng, vì chẳng ai còn giữ gia phả. Các huyền thoại được kể ra, râu ông nọ cắm cằm bà kia, chẳng biết ông nào bà nào là chi chính, chi phụ. Đến khi xếp đặt sự xưng hô thì càng rối loạn. Rượu vào lời ra, khoảng vài mươi phút thì toàn tao với mày bất phân tôn ti. Đến khi nói đến quyên góp làm quỹ giỗ họ thì... một ông khoảng tuổi trung niên nổi điên lên: "Không phân biệt được ngôi thứ thì giỗ cái gì? Giỗ cái đầu b.uồi!"
Câu "giỗ cái đầu b.uồi" làm nhiều cụ nổi điên theo, định sáp vào tấn công cái ông tuổi trung niên kia. Tôi can và nói: "Cháu xin ý kiến. Thứ nhất, nên gọi là "giỗ tổ", không nên nói là "giỗ họ", hay "tộc giỗ", vì họ ta con đàn cháu đống, đang sống sờ sờ, sao lại làm giỗ? Thứ hai, hàng năm, mỗi gia đình đều có giỗ tổ tiên, nếu là tổ tiên chung, cháu nghĩ vong linh tổ tiên sẽ bay đến từng nhà chứng giám cái tâm của con cháu mà không cần quy tập một chỗ, đông đúc, mất an ninh. Thứ ba, nếu ai muốn làm giỗ chung thì tự chi phí, coi như chiêu đãi cả họ, không chỉ làm cho tổ tiên vui khi chứng giám cho lòng thành của người đó mà còn làm cho cả họ biết ơn. Ăn giỗ xong, lộc thừa thì phân phát cho những gia đình nghèo khổ. Chứ mỗi nhà một cảnh, bắt buộc đóng góp như vậy thì dễ gây mặc cảm và dễ gây... mất đoàn kết lắm!"
Lời của tôi làm các cụ không vui, nhưng các cụ thấy khó cãi. Một cụ đứng lên nói: "Nói như chú mày thì tạm nghe được chứ cái thằng khốn kia nói: "Giỗ cái đầu b.uồi" thì là xúc phạm, báng bổ tổ tiên. Đồ mất dạy! Đồ bất hiếu! Đồ mất gốc!..."
Nghe chửi như vậy, anh trung niên kia cũng không vừa. Mặt anh ta đỏ gay, vừa say rượu, vừa tức giận. Anh ta hung hăng cãi: "Tổ không phải cái đầu b.uồi thì là cái gì? Tôi có biết một ít chữ Hán, Tổ gốc là cái đầu b.uồi được mang lên thờ đấy! Không có cái đầu b.uồi thì có các ông và tôi chắc?" Tôi hoảng hốt, rằng anh ta nói đúng, nhưng ăn nói như vậy giữa không khí tín ngưỡng linh thiêng của cụ thì bị ăn đòn là cái chắc. Tôi xoa dịu không khí căng thằng bằng cách biện minh thay anh ta, rằng người theo đạo Hindu xem cái đầu b.uồi là thần Shiva và thờ như là thờ tổ. Người Bhutan tới bây giờ vẫn trên thờ Phật dưới thờ cái đầu b.uồi, xem cái đầu b.uồi là Cực Lạc nơi trần thế. Gần đây khi khảo cổ đất Hy Lạp, người ta cũng phát hiện, trước khi huyền thoại về các thần Olimpus ra đời, dân Hy Lạp cũng từng tín ngưỡng cái đầu b.uồi. Trong lễ hội ở Việt Nam, sau lễ tế thần thánh, tổ tiên là hội rước cái đầu b.uồi, cùng những trò chơi mô phỏng tình dục như leo cột mỡ, đánh đu... để tưởng nhớ tổ nguyên thuỷ. Chính cái đầu b.uồi mang lại sự vui tươi và tinh thần đoàn kết. Ca dao có câu: "Cây mù u trái cũng mù u/ Các bà vợ đánh lộn có con cu giải hoà"...
Nghe đến đó, anh trung niên kia vỗ tay hoan hô: "Đầu b.uồi thì ăn l.ồn chứ sao lại ăn cúng?" Và anh ta bỏ về. Tôi cũng vội bỏ về, vì biết có giải thích thêm nữa cũng khó giải cái định kiến trong đầu các cụ!
Chu Mộng Long
Ông bà ta nói :
Trả lờiXóa- Phú quí sinh lễ nghĩa
- Trưởng giả học làm sang
Thật đúng , không sai chạy ! Nhớ thưở còn tem phiếu , còn đước đảng , nhà nước bao cấp ... sắp hàng rồng rắn , đặt gạch giữ chỗ .... xanh xám mặt mày khi mất sổ gạo ....
Ăn chưa no , mặc chưa ấm ... đến giỗ bố còn bỏ , nói chi đến giỗ họ ! Đúng là nhờ ơn bác ơn đảng xét lại , cho đổi cũ về kinh tế thị trường tiểu tư sản ... vừa có tí ăn tí mặc ; mới ăn no mặc ấm thôi đí nhá , chưa phải là ăn ngon mặc đẹp ... mà đã nhi nha nhi nhô no cơm rửng mỡ , rậm rà rậm rật ...
Giỗ chạp để tưởng nhớ ơn sinh thành , tưởng nhớ tổ tiên là điều tốt đẹp cần phát huy ; như ta có ngày giỗ tổ Hùng Vương , giỗ đức thánh Trần , giỗ hai bà Trưng ....
Giỗ họ thì quả là chia rẽ , phân biệt , sứ quân... đẻ ra ganh tị , mầm mống của dèm pha , mất kết đoàn ; nhất là phải đóng góp nguyệt liễm , quả là sinh ra lắm rắc rối phiền hà , chiếu trên chiếu dưới ... thôi thì các cụ cứ xem như ta đang thời bao cấp;ăn con gà cũng phải ăn lén giết trộm chôn lông để hàng xóm không bẩm báo lên trên .
Bao cấp vật chất , sắp hàng , gạch đá cũng xếp hàng như người như chó Pavlop chờ nghe kẻng đã sang trang !
Nay chỉ chờ khi nào bao cấp tư tưởng của đảng và nhà nước ... hoá vàng để dân trí Việt mở mày mở mặt với lân bang Lào , Campuchia ....mong thay ... mong hơn giỗ họ !!!