Về gốc tích dòng họ Hồ của vua Quang Trung #goc_tich_vua_Quang_Trung Minh rất ngạc nhiên khi đọc về những gì người ta viết liên quan đến gố...
Về gốc tích dòng họ Hồ của vua Quang Trung
#goc_tich_vua_Quang_Trung
Minh rất ngạc nhiên khi đọc về những gì người ta viết liên quan đến gốc tích dòng họ Hồ của vua Quang Trung.
Ví dụ như bài viết này >> https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/6911/goc-tich-ho-ho-cua-vua-quang-trung.html.
Nhưng mình thắc mắc:
****
(1) Không hiểu những người của dòng họ Hồ tại Việt Nam ngày nay, có biết là nhơn vật ông tổ họ Hồ của họ, tức Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật, mà trong gia phả dòng họ Hồ nào cũng chép, thật ra là một nhơn vật được viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, khi viết về dòng họ Hồ Quý Ly không ?
Như vậy chúng ta chắc là cần đặt câu hỏi, là nhơn vật Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật trong các bộ gia phả của những dòng họ Hồ ở Việt Nam, có thật là đến từ gia phả dòng họ nào không, hay là ai đó đã cọp dê lại từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mà viết ra, rồi bây giờ là thành ra là gia phả họ Hồ vậy ?
****
(2) Đã có con cháu họ Hồ nào thử tra xem có Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật 狀元胡興逸 nào vào thời nhà Đường hay vào thời Ngũ Đại Thập Quốc chưa ?
Minh có tra bảng liệt kê các vị Trạng Nguyên thời nhà Đường và thời Ngũ Đại Thập Quốc tại đây >> https://zh.m.wikipedia.org/zh-hans/%E4%B8%AD%E5%9C%8B%E7%8B%80%E5%85%83%E5%88%97%E8%A1%A8 thì không thấy có ông Trạng Nguyên nào có tên là Hồ Hưng Dật hết cả.
Thế thì không hiểu các bạn họ Hồ có bao nhiêu đi hỏi ông cha của các bạn, là nếu đã tra bản liệt kê mà không thấy có, thế thì tại sao các bạn lại tin là ông tổ dòng họ Hồ của các bạn là Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật thời Ngũ Đại Thập Quốc bên Tàu vậy ? Phải chăng gia phả dòng họ Hồ của các bạn, chúng không hề xưa chút nào, mà có khi là đã cọp dê lại từ bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gần đây thì sao ?
****
(3) Vậy còn sử kiện trong sử Đại Nam Thực Lục viết về dòng họ vua Quang Trung là bị quân chúa Nguyễn bắt từ Nghệ An đem về cho tới Tây Sơn định cư thì sao ?
Thì mình có các câu hỏi nho nhỏ như thế này:
(a) Ví dụ nếu ta đọc Đại Nam Liệt Truyện tập 2 phần truyện Nguyễn Nhạc thì thấy có viết như thế này “Ông tổ bốn đời, khoảng năm Thịnh Đức (97) đời Lê, bị quân ta bắt được, cho ở ấp Tây Sơn Nhất (Tây Sơn có hai ấp là Nhất và Nhị, nay là thôn An Khê, thôn Cửu An) huyện Quy Ninh (nay là Hoài Nhân)“. Thịnh Đức tức là niên hiệu Thịnh Đức của vua Lê Thần Tông, kéo dài từ năm 1653-1658.
Nhưng mình không thấy ai đặt câu hỏi về sử kiện trên như sao “tại sao chúa Nguyễn lại cần phải đem người Nghệ An bị bắt được cho lên ở Tây Sơn, Quy Nhơn vậy” ? Bởi vì vào giai đoạn những năm 1650s này, dưới thời chúa Hiền, biên giới Đàng Trong đã mở rộng luôn xuống tới Phan Rang rồi đó chứ.
Sử Đại Nam Thực Lục còn cho chúng ta biết “Quý tỵ, năm thứ 5 [1653] … Bắt đầu đặt dinh Thái Khang. ..Bà Tấm trốn chạy. Lấy được đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang thư xin hàng. Hùng Lộc đem việc báo lên. Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía đông sông đến địa đầu Phú Yên chia làm hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh). Phủ Thái Khang có 2 huyện: Quảng Phước và Tân An; phủ Diên Ninh có 3 huyện : Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Đặt dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa) cho Hùng Lộc trấn giữ. Phía tây sông Phan Rang vẫn về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống.”.
Như vậy thì lẽ nào mà vào năm 1653, lãnh thổ Đàng Trong đã chạy dài xuống đến Phan Rang (thuộc tỉnh Ninh Thuận ngày nay) thuộc phủ mới tên là phủ Diên Ninh. Vậy mà khi bắt được người dân Nghệ An của Đàng Ngoài, thì triều đình Đàng Trong lại chỉ định cho đi định cư ở tuốt ngoài Quy Nhơn làm chi vậy ? Thường mà bắt được dân cho đi đày, triều đình thường đày đi nơi xa nhất để giữ đất biên giới, chứ đày đi đất Quy Nhơn đã thuộc triều đình để làm chi vậy ?
Vậy mình không thấy có học giả nào phân tích về vấn đề trên, nên xin đặt ra câu hỏi như thế
(b) Còn riêng mình, thì mình nghĩ như thế này, đó là các sử quan triều Nguyễn, nhằm hệ bệ dòng họ Tây Sơn hay đánh lạc hướng độc giả, nên nêu ra điều trên, và họ dựa vào sắc chỉ năm 1474 của vua Lê Thánh Tông, rằng là “Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa (Quảng Nam), ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), ở châu xa thì sung làm quân vệ Hoài Nhân (Bình Định), những kẻ được tha tội chết cũng sung làm quân vệ Hoài Nhân”.
Như vậy vào năm 1474 thời vua Lê Thánh Tông, biên giới Đại Việt ở khu vực Quy Nhơn Bình Định là đúng rồi, nên do vậy mà tù nhân hay ai đó bị đày xa nhất là tới phủ Hoài Nhân là đúng thôi.
Vậy phải chăng chính các sử gia triều Nguyễn đã dựa vào sắc lệnh này và vẽ ra việc là tổ 4 đời của vua Quang Trung bị bắt vào những năm 1650s rồi đày đến Tây Sơn (phủ Hoài Nhân ), cho hợp tình hợp lý với ngữ cảnh lịch sử trong chiến dịch disinformation của họ đối với kẻ thù là nhà Tây Sơn ?
Vậy mình cũng chưa thấy có học giả nào phân tích về giả thuyết này cả
(c) Còn hơn thế nữa, là ngày nay, các học giả đã tìm ra được 1 tấm bia Chàm, có ký hiệu C42, hiện giờ đang thuộc bảo tàng mỹ thuật Boston bên Mỹ (xem >> https://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0042.html).
Tấm bia này được tìm thấy ở Drang Lai (nay thuộc địa phận thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) và nó cho ta biết, là nó được dựng vào năm 1409. Quan trọng nhất là tấm bia này cho ta biết là trong dịp dựng bia này, triều đình Chàm ở đây đã đem những người Việt bắt được khi quân Chàm đánh lãnh thổ Đại Việt, và đem về địa điểm Drang Lai làm lễ vật cho một Bà nào đó (đoạn văn dịch Anh ngữ - All the Viets whom P.P.K. captured in the land of the Viets, he brought [them] here and gave [them] as papamṛm̃ (cf. Old Khmer pamre?) to Milady the Mother who is successful.).
Xưa nay chúng ta chưa bao giờ thấy có học giả Việt Nam nào đặt vấn đề về những người Việt bị bắt và đày đi Tây Nguyên hay đâu đó như thế này. Không biết ở bên Việt Nam, người ta có nghiên cứu về tấm bia C42 này không ?
Và ngạc nhiên thay là ở Việt Nam, vẫn còn có những tấm bia khác cũng ở khu vực Drang Lai này (xem >> https://baogialai.com.vn/channel/12382/201903/hai-bia-da-cham-tren-dat-gia-lai-tu-lieu-hiem-ve-tay-nguyen-5625806/), viết về việc các vị vua Chàm đánh và bắt cả công chúa Việt đem về
Vậy thì tại sao chưa có thấy ai nêu ra giả thuyết về có khi những người Việt Nam bị bắt tới Drang Lai này, chính là những cộng đồng người Việt đầu tiên sống với người miền cao (Thượng), và rất có thể anh em nhà Tây Sơn mà có mặt ở Tây Sơn phủ Hoài Nhân thời bấy giờ, chính là hậu thế của những người Việt này, chứ không phải là đến từ những dòng họ Hồ nào đó bị bắt từ Nghệ An bởi triều đình Đàng Trong và cho lên Tây Sơn để lập nghiệp ạ ?
Mà nếu chúng ta đặt ra giả thuyết về tổ tông nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ những người Việt Nam ở Drang Lai này, bắt đầu từ những năm đầu 1400s, thì có phải là khi chúng ta đặt lên trên cán cân lịch sử, tổ tông nhà Tây Sơn có nguồn gốc ở Đàng Trong lâu đời hơn nhiều khi so với tổ tông các chúa Nguyễn ở Đàng Trong bắt đầu từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1558 không ? Phải chăng, để ngăn chặn việc người ta có thể ủng hộ nhà Tây Sơn vì dòng họ Tây Sơn là dân cố cựu Đàng Trong xưa hơn dòng họ chúa Nguyễn nhiều, nên các sử gia triều Nguyễn phải ngụy tạo ra luôn việc dòng họ Tây Sơn có 4 đời ông tổ là người bị bắt trong chiến dịch đánh ra Nghệ An thời chúa Hiền, và xem dòng họ Tây Sơn như là một dòng họ của những kẻ bị chúa Nguyễn bắt lưu đày, chứ không hẳn là dòng dõi của những người Việt, rất có thể đã sống ở Đàng Trong từ rất xưa, và là các thủ lãnh địa phương Đàng Trong, nên do vậy mà ông Nguyễn Nhạc mới có thể có mối quan hệ rộng như vậy với dân miền cao (Thượng), chứ không hẳn là do ông Nguyễn Nhạc đi buôn trầu mà tự nhiên có thể có mối quan hệ rộng như vậy với người miền cao (Thượng) như các sử gia triều Nguyễn đã viết như thế ?
Nếu các bạn có cao kiến gì, xin chia sẻ nha
Mời bạn tham khảo
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào