HỐ ĐEN TỐNG THU NGÂN: QUỐC DOANH GANH QUỐC TẾ Hơn 1.700 bài thơ được in trên thế giới, nhiều bài được phổ nhạc và có thể được hát trong các ...
HỐ ĐEN TỐNG THU NGÂN: QUỐC DOANH GANH QUỐC TẾ
Hơn 1.700 bài thơ được in trên thế giới, nhiều bài được phổ nhạc và có thể được hát trong các cuộc ẩm thực tình yêu lẫn ẩm thực du lịch, Tống Thu Ngân đã được vinh danh thành "Nhà thơ thế giới", "Đại sứ quyền năng tâm tài đức Việt Hàn 2022", "Đại sứ trọn đời", "Chủ tịch Hội đồng kỉ luật cấp cao liên minh các nhà thơ", "Phó chủ tịch Liên minh những người bảo vệ các nhà thơ", "Chủ nhiệm nhiều câu lạc bộ các nhà thơ trên thế giới và Việt Nam". Sự rực sáng đó làm cho các nhà thơ quốc doanh phải nổi cơn ganh tị. Họ chửi bệnh háo danh, bệnh cuồng, bệnh ngu... đủ các loại bệnh.
Dù gì đi nữa, tôi vẫn cho rằng đây là sự kiện văn hóa lớn nhất thế kỉ. Sự kiện này làm lu mờ mọi sư kiện nóng khác, từ chiến tranh Nga - Ukraine, đến các vụ án tham nhũng, vụ á hậu "trong veo" ở Việt Nam... Nói rực sáng, nhưng thực chất dư luận bị hút vào cái hố đen có tên Tống Thu Ngân.
"Trao đổi với báo chí, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết đây là một sự mạo phạm, nhạo báng thi ca văn hoá. Bà Tống Thu Ngân, một người viết không có tên tuổi tự nhận là nhà thơ thế giới đã nực cuời, nhưng còn đáng nói hơn là việc đơn vị tổ chức sẵn sàng trao danh hiệu". Báo Công luận trịnh trọng dẫn lời nhà phê bình được cho là hàng đầu của Hội Nhà văn. Lời phê bình này có tác dụng như một vòng xoáy kéo dài ngoẵng các hành tinh dư luận vào trong cái hố đen mà Tống Thu Ngân và các doanh nhân mở ra đến "hõm hòm hom" trong Gala chung kết Du lịch và Tài năng kỷ lục châu Á - Lễ hội doanh nghiệp thương hiệu vàng Đất Việt, Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam tại đất Hạ Long vào đêm 22/11.
"Bà Tống Thu Ngân, một người viết không có tên tuổi" ư? Ừ thì bà không có "tên tuổi" trong Hội Nhà văn, nhưng kể từ sau ngày 22/11, tên tuổi của bà đã phủ bóng đen lên mọi tên tuổi. Nói bà "là một sự mạo phạm, nhạo báng thi ca văn hoá", tôi hiểu, Phạm Xuân Nguyên muốn nói bà đái vào cái "đền thiêng thi ca" mà nhiều người lâu nay tôn thờ. Thì đấy, nhiều người bảo Tống Thu Ngân dung tục hóa cả thi ca và tình yêu, biến thi ca thành món lẩu ngôn từ và biến tình yêu thành ẩm thực. Món lẩu ngôn từ của Tống Thu Ngân thua gì món lẩu dạy học tích hợp của Nguyễn Minh Thuyết khi từ "ăn" tiếng Việt đồng nghĩa với từ "đớp", "táp"? Mà tình yêu không bắt đầu từ "đớp", "táp" nhau là gì? "Bờ mương nước chảy lững lờ/Anh bảo em chờ... chờ đêm ngò gai". Không chừng nhờ tích hợp mà bạn đọc liên tưởng từ "mương" đến "máng", từ "đớp" và "táp" đến "vét" và "húp", rồi tưởng tượng "hương ngò gai" có mùi khai khai luôn cũng nên? Đến "Mời anh món thịt luộc mắm nêm" thì Tống Thu Ngân đã bày ra trước mắt người đọc một bữa tiệc tình yêu hoang dã đến mức Chí Phèo và Thị Nở bên gốc chuối cũng hết vui và phải bật khóc vì đậm mùi mắm: "Mời anh thịt luộc mắm nêm/ Mời anh một bữa cho thêm đậm đà/Mắm nêm, mắm cá xay ra/ Anh không ăn được sao mà thương em". Tôi nhớ, khi miêu tả tình yêu hoang dã Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao có dùng trăng tắm trắng cho Thị Nở, thậm chí Thị Nở cũng đã tắm sông để tẩy mùi. Còn Tống Thu Ngân thì biến món thịt tươi thành thịt luộc tái ngắt, lại thêm mùi mắm cho đậm đà, như thách thức cái tình yêu hoang dã nửa vời, cải lương của nhà văn gọi là điển hình của chủ nghĩa hiện thực.
Vừa tỏ tình lãng mạn, vừa đớp vừa táp, vừa chan vừa húp cái đặc sản nặng mùi gái quê, vừa đậm chất văn hóa ẩm thực của mấy chàng trai du đãng phong lưu chán cao lương mĩ vị: "Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương", Tống Thu Ngân xứng đáng là "Nhà thơ thế giới", "Đại sứ trọn đời"... chứ còn gì nữa?
Một trận đá bóng giao hữu, với đội Lào trên sân nhà thôi chẳng hạn, đã có thể gọi là "Trận cầu quốc tế"; một hội thảo có mời một vài vị khách ở lãnh sự quán hoặc nước ngoài, đã có thể gọi là "Hội thảo khoa học quốc tế". Trong khi thơ Tống Thu Ngân được xuất bản ở một số quốc gia lớn như Mỹ, Pháp, sao chẳng được gọi là "Nhà thơ thế giới"?
Trong lúc nhà thơ của Hội Nhà văn Việt Nam khao khát đoạt giải Nobel, rắp tâm lập dự án đưa thơ của "cường quốc thơ" ra thế giới, thì Tống Thu Ngân không cần tài trợ, không xin xu nào của nhà nước, vẫn có thể đoạt lấy mọi danh hiệu trong tầm tay, các nhà thơ, nhà phê bình không vui mừng mà lại còn ganh tị thì có nhỏ mọn không?
Trong lúc nhiều trí thức ẵm lấy danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ khoa học chưa thỏa, lại còn khoe luôn cả danh hiệu "Lưỡng quốc tiến sĩ" hay "Viện sĩ Viện hàn lâm", bỏ tiền in tên tuổi, danh vọng vào các loại sách vinh danh "Nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu" thay cho thứ văn bia làm nặng thân rùa, sao lại chửi Tống Thu Ngân háo danh, cuồng danh?
Tóm lại, lần đầu tiên tôi được đọc một loại thơ xưa nay chưa từng có. Tống Thu Ngân áp dụng món lẩu tích hợp của Tổng Chủ biên Chương trình và Sách giáo khoa Nguyễn Minh Thuyết, biến tình yêu thành món ẩm thực giàu màu sắc và hương vị Việt. Các hình tượng thơ bà khoác áo văn minh mà vẫn trần trụi hoang dã, biến mùi ngò gai thành mùi khai khai, biến màu thịt tươi thành màu thịt luộc, biến hương tình yêu thành mùi mắm nêm. Vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc đấy chứ!
Nói đó là loại thơ đáng "bị chê cười" cũng không sai. Lâu nay chỉ thấy có loại thơ bị chê, như thơ mậu dịch, thơ chống dịch chẳng hạn. Nhưng vừa chê vừa cười thì chỉ có Tống Thu Ngân. Chê mà bật cười được thì đúng là còn gì vui hơn, trong lúc đời sống văn nghệ của ta đang buồn như nhà buôn vỡ nợ?
Tôi nhớ, khi Marcel Duchamp triển lãm cái bồn tiểu, dư luận la ó, rằng "Thế mà là nghệ thuật ư?" Chẳng phải Duchamp đã mở đầu cho cuộc cách mạng hậu hiện đại đấy sao? Tống Thu Ngân ném mùi khai khai và mùi mắm nêm của món thịt luộc tình yêu vào "đền thơ" của những người xem thơ như một tôn giáo, có khác gì cái tác phẩm Đái vào tượng Chúa của Andres Serreno từng làm dậy con sóng phản đối của dư luận Mỹ?
Cá nhân tôi thì thấy vui nhất là Tống Thu Ngân và các doanh nhân của Ban Tổ chức giải đã làm cho các trí thức, văn nghệ sĩ và bầy đàn dư luận bị mắc lỡm. Tất cả các danh hiệu "Nhà thơ thế giới", "Đại sứ quyền năng tâm tài đức Việt Hàn 2022", "Đại sứ trọn đời", "Chủ tịch Hội đồng kỉ luật cấp cao liên minh các nhà thơ", "Phó chủ tịch Liên minh những người bảo vệ các nhà thơ", "Chủ nhiệm nhiều câu lạc bộ các nhà thơ trên thế giới và Việt Nam" đều nghe rất kì cục, cường điệu, râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhưng mọi người cứ tưởng như thật. Họ đua nhau "tìm cái này", công phu tra từ tiếng Việt đến tiếng Anh, tìm mãi không ra và hậu quả là bị hút vào cái bảo bối hố đen Tống Thu Ngân. Họ nghĩ Tống Thu Ngân tự nổ tự banh xác, không ngờ vụ nổ này làm banh xác cả lũ bu quanh cái hố đen của bà. Đúng là "linh nghiệm"!
Nói thật, bà Tống Thu Ngân mà phát đơn kiện Phạm Xuân Nguyên về tội vu khống, Phạm Xuân Nguyên thành ăn mày. Trong các danh hiệu trên, có chỗ nào bà mạo danh hội quốc doanh đâu mà bảo bà "mạo phạm"?
Cuối cùng, hiện tượng Tống Thu Ngân làm cho lý luận phê bình cần phải xây dựng lại "hệ giá trị quốc gia", "hệ giá trị văn hóa", đổi tên "nhà thơ" thành "nhà dơ", thay khái niệm và bổ sung thuật ngữ chuyên môn: "cảm hứng" thành "cảm nứng", "hình tượng" thành "ngẫu tượng", và tất yếu, "nghĩa" như một sự thăng hoa ngôn từ thành bôi màu và bốc mùi "lộn ngửa", "lộn sấp". Đọc hiểu thơ Tống Thu Ngân phải đọc bằng tư thế lộn ngửa - lộn sấp mới tận hưởng các loại màu và mùi hoang dã tự nhiên.
Tôi đề nghị Hội Nhà văn tiến cử Tống Thu Ngân vào giải Nobel ngay lập tức. Đừng ganh tị nữa!
Chu Mộng Long
------
Đính kèm 10 nhà thơ quốc doanh đoạt giải quốc tớ. Có rồi thì đừng ganh tị nữa nhé!
Nàng còn xẻo đất trồng hành
Trả lờiXóaAnh trui cá lóc nấu canh tập tàng.
…
Cá lóc còn ở trong hang
Cái rau tập tàng còn ở ruộng dâu
Anh về anh chuốt cần câu
Ngoắc con cá lóc nấu rau tập tàng…
Trích từ : http://out.easycounter.com/external/....wordpress.com
Dân Nam kỳ quốc , canh chua phải kèm khóm kèm ngò ôm , ngò ôm Bắc kỳ quốc gọi tên rau ngổ . Ngò gai mà cho vào canh chua ... chỉ nhà thơ quốc tế ăn thôi .
Đọc bài đêm ngò gai .... thịt luộc mắm nêm ... nghe thật bốc mùi ! Thơ ca là vậy, nhất là tầm vóc nhà thơ quốc tế .
May mà tố hữu chết rồi , nếu còn sống , dám ông ta ra lệnh bỏ tù tống thu ngân .... vì tội làm thơ giống mình . hê ... he ... hai hổ không thể ở một rừng , có tố hữu thì không thể có tống thu ngân !!
Bàn về ngò gai , luận về ẩm thực .... tiết canh mà thiếu ngò gai .... thì chả gọi tiết canh .
Đêm ngò gai , phải chăng đêm nàng cho chàng ăn tiết canh mình .... làm ; nên nàng ra ngẩn vào ngơ , xuất thần thành thơ Đêm Ngò Gai .... rồi sực nhớ con cá lóc của chàng .... nên sau chầu tiết canh ..... bèn ngả canh chua tráng miệng ; vì đêm tối , lần đâu ra ngò ôm , nàng bèn dùng ngò gai thay thế !
Nàng còn xẻo đất trồng hành
Anh trui cá lóc nấu canh tập tàng.
…
Cá lóc còn ở trong hang
Cái rau tập tàng còn ở ruộng dâu
Anh về anh chuốt cần câu
Ngoắc con cá lóc nấu rau tập tàng…
Trích từ : http://out.easycounter.com/external/....wordpress.com
Sau ngày 30/4/75 mạt kiếp , cái đếch gì cũng VĂN HÓA ; chính vì thiếu văn hoá , vô văn hoá , dân ngu hoá ... nên csVN phải lạm dụng hai chữ trên đến độ bội thực , cho cả thế giới phải nghĩ khi nói tới VN là sờ tới văn hoá, đụng tới tiến sĩ , thạc sĩ ...
Trả lờiXóaNào khu văn hoá , văn hoá xã , văn hoá phường , văn hoá huyện .... cho đến xóm văn hoá ; chưa hết , còn đẻ ra văn hoá ẩm thực .
Từ khi cướp cả miền Nam, chúng đem mùi vị rừng rú về thành : " canh chua phải có ngò gai " . Ối thiên địa ôi ! đúng mán về thành ; canh chua bỏ ngò gai có khác gì canh tôm nấu với ruột bầu !
Nam bộ , nồi canh chua PHẢI có ngò ôm điểm thêm mấy cọng cần tàu cho thơm . Bắc kỳ quốc còn thêm tí thìa là .... chỉ có bọn mán ngố mới bỏ ngò gai vào canh chua .
Ôi tiến sĩ , thạc sĩ giấy ... ôi văn hoá ẩm thực ... ôi nhà thơ thế giới ... mịa tận thế đến đít !!!
Xin đính chính :
Trả lờiXóa" Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp lắc đầu khen ngon "
Ngon hơn canh chua phải có ngò gai !!!