Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN VUI VỀ TRANH CHẤP "NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT NAM" CHỈ TẠI THẰNG OSCAR

CHUYỆN VUI VỀ TRANH CHẤP "NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT NAM" CHỈ TẠI THẰNG OSCAR Lâu nay người ta vẫn tranh chấp chuyện những người từ Việt Na...

CHUYỆN VUI VỀ TRANH CHẤP "NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT NAM" CHỈ TẠI THẰNG OSCAR

CHUYỆN VUI VỀ TRANH CHẤP "NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT NAM" CHỈ TẠI THẰNG OSCAR

Lâu nay người ta vẫn tranh chấp chuyện những người từ Việt Nam sang định cư ở hải ngoại rồi thành danh.

Tranh chấp này chủ yếu là phía truyền thông của Việt cộng và nó hay bị phê phán là "thấy sang bắt quàng làm họ".

Với người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam cộng sản thì không có gì để tranh chấp nhưng với người Việt Nam có Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa thì rất sôi nổi.

Thực ra, khi nói tới cái gốc của chủng tộc thì người ta nói tới quốc gia nơi họ đang sanh sống với tư cách là một công dân hợp pháp của quốc gia đó, sau đó thì mới nói tới nơi họ sanh ra, tỉ như người ta hay nói: người Pháp gốc Việt, người Mỹ gốc Việt, người Úc gốc Việt,...

Với những người ở Tàu cộng và Đài Loan, ở Nam Hàn và Bắc Hàn mà đi định cư ở nước khác thì dễ gọi hơn với người Việt Nam gồm Bắc Việt và Nam Việt. Bởi vì nếu họ ở Mỹ thì gọi người Mỹ gốc Đài Loan, người Mỹ gốc Tàu cộng; người Mỹ gốc Nam Hàn, người Mỹ gốc Bắc Hàn,...

Nhưng với người Việt Nam thì hiện nay do Việt cộng đã cưỡng chiếm, sáp nhập phi pháp Việt Nam Cộng Hòa và hành vi này lại được quốc tế "công nhận thực tế" nên khi nói tới Việt Nam là nói đến cộng hoà xả nghĩa CHIỀU NAY. 

Ở đây tui nói nước CHIỀU NAY được quốc tế "công nhận thực tế" có lẽ nhiều người còn thắc mắc. Xin nói rõ:

- Thứ nhứt, quốc tế không phải là thế giới. Quốc tế dùng để chỉ các quốc gia có quan hệ với nhau còn thế giới là tất cả các quốc gia trên địa cầu này. 

- Thứ nhì, nhà nước Việt cộng hiện nay chỉ được quốc tế "công nhận thực tế" chớ không phải là nó được Thế giới "công nhận pháp lý".

Theo luật pháp quốc tế, có 02 hình thức công nhận quốc gia là công nhận thực tế và công nhận pháp lý. 

Công nhận thực tế mang tính chất không đầy đủ. Trong khi không thể phủ nhận sự tồn tại của một quốc gia, chánh phủ một nước khác nên không thiết lập quan hệ ngoại giao với nước đó nhưng vẫn có tiếp xúc làm việc với nước đó.

Công nhận pháp lý hay còn gọi là công nhận ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia thường đưa đến thiết lập quan hệ ngoại giao, lập Cơ quan đại diện ngoại giao theo thỏa thuận của hai bên, phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác.

Có một điều thú vị diễn ra từ sau khi Liên Sô sụp đổ cho tới nay, đó là rất nhiều nước cùng với Phần Lan không công nhận Liên bang Nga là một quốc gia vì họ cho là không cần thiết phải tuyên bố công nhận vì Liên bang Nga là nước đương nhiên kế tục Liên Sô, có các nước trong đó có Tàu cộng không công nhận Liên bang Nga mà chỉ công nhận Chánh phủ Liên bang Nga.

Trở lại câu chuyện NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT đang là chủ đề sôi nổi hiện nay xoay quanh tài tử Quan Kế Huy nhận giải Oscar. Báo Vẹm và một số tờ báo khác đưa tin là "Người Mỹ gốc Việt đoạt giải Oscar".

Có những phản biện rằng Quan Kể Huy chỉ sanh ra và lớn lên ở Việt Nam Cộng Hòa 07 năm rồi theo gia đình qua đây thì hà cớ gì gọi là GỐC VIỆT trong khi gốc anh ta bên Tàu.

Nếu như Việt Nam bây giờ vẫn còn lấy vĩ tuyến 17 phân định ranh giới như Nam Hàn và Bắc Hàn hiện nay thì dễ ợt, cứ nói "người Mỹ gốc Nam Việt đoạt giải Oscar" là xong.

Ngặt nỗi, Việt cộng nó cướp miền Nam và sáp nhập trái phép vào nhà nước cộng sản rồi, được quốc tế "công nhận thực tế" rồi thì nên mới có chuyện để nói.

Nhiều người cho rằng việc gọi trường hợp của Quan Kế Huy là "người Mỹ gốc Việt" là không đúng. Cá nhơn không bình xét vụ này mà chỉ đưa ra những cứ liệu lịch sử sau để mọi người gẫm như sau:

Những người bên Tàu qua Miền Nam trước đây hay được gọi là Khách Gia, Mình Hương, Hán,... nhưng chung nhứt và trên giấy tờ thì họ được gọi là người Hoa.

Thời Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa cụ thể, từ năm 1955 đến năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ban hành một loạt các biện pháp để hội nhập người gốc Hoa vào xã hội Nam Việt Nam, gồm:

- Ngày 07/12/1955: Một luật quốc tịch được thông qua tự động coi những cư dân Việt Nam có nguồn gốc hỗn hợp người Hoa và người Việt là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.

- Ngày 21/8/1956: Sắc lệnh 48 được thông qua khiến tất cả người gốc Hoa sanh ra ở Việt Nam Cộng Hòa trở thành công dân Việt Nam Cộng Hòa, bất kể nguyện vọng của gia đình họ. Tuy nhiên, những người nhập cư thế hệ thứ nhứt sanh ra ở bên Tàu không được phép nạp đơn xin quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa và phải xin giấy phép cư trú được gia hạn định kỳ, ngoài việc nộp thuế cư trú.

- Ngày 29/8/1956: Sắc lệnh 52 được thông qua yêu cầu mọi công dân Việt Nam Cộng Hòa không phân biệt nguồn gốc dân tộc phải lấy tên Việt Nam trong vòng sáu tháng, nếu không sẽ bị phạt nặng.

- Ngày 06/9/1956: Nghị định 53 được ban hành cấm tất cả người nước ngoài tham gia vào 11 ngành nghề khác nhau, tất cả đều do người Hoa thống trị. Các cổ đông nước ngoài được yêu cầu thanh lý doanh nghiệp hoặc chuyển quyền sở hữu cho công dân Việt Nam trong vòng 06 tháng đến 01 năm, nếu không thực hiện sẽ bị trục xuất hoặc phạt tiền lên đến 5 triệu đồng. 

Hệ lụy là vì hầu hết người gốc Hoa ở Việt Nam Cộng Hòa đều có quốc tịch Trung Hoa Dân Quốcvào năm 1955, các biện pháp này đã làm giảm đáng kể số lượng Hoa kiều ở Nam Việt. 

Nghị định thứ tư đặc biệt có tác dụng khuyến khích các doanh nhơn người Tàu chuyển tài sản của họ cho con cái sanh ra tại địa phương. Năm 1955, số lượng công dân Trung Hoa Dân Quốc là 621.000, con số này đã giảm đáng kể xuống còn 3.000 vào năm 1958. 

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sau đó đã nới lỏng lập trường đối với người Hoa sanh ở nước ngoài vào năm 1963, và một luật quốc tịch mới đã được thông qua để cho phép họ lựa chọn giữ quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc hoặc nhận quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1964, Cục Thống kê đã tạo ra một danh mục điều tra dân số mới với khái niệm "Người Việt gốc Hoa" theo đó công dân Việt Nam có di sản Tàu được xác định là "Người Việt gốc Hoa" trong tất cả các tài liệu chánh thức. Không có biện pháp chính nào khác được thực hiện để tích hợp hoặc đồng hóa người Tàu sau năm 1964.

Xét trường hợp của Quan Kế Huy, anh này sanh ra tại Việt Nam Cộng Hòa và chiếu theo các Luật, Sắc lịnh, Nghị định về Quốc tịch của Việt Nam Cộng Hòa thì anh ta là người Việt Nam Cộng Hòa. Nếu như Việt Nam Cộng Hòa còn duy trì lãnh thổ và chế độ tới bây giờ thì anh ta được quyền ra tranh cử chức Tổng thống hoặc Phó Tổng thống.

Bởi theo Hiến pháp của Việt Nam Cộng Hòa chung quyết trong phiên họp ngày 18/3/1967 tại ĐIỀU 53 thì Quan Kế Huy được quyền ứng cử Tổng Thống hoặc Phó Tổng Thống vì anh ta là những công dân hội đủ điều kiện: Có VIỆT TỊCH từ khi mới sanh và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhứt mười năm tính đến ngày bầu cử./.

Tran Hung.


Không có nhận xét nào