CÁI "HƯ CẤU" LÀ HƯ CẤU NÀO? Tính không viết, nhưng thấy người ta tranh luận mắc cười quá, nên viết vài chữ. Đầu tiên phải nói rằng...
CÁI "HƯ CẤU" LÀ HƯ CẤU NÀO?
Tính không viết, nhưng thấy người ta tranh luận mắc cười quá, nên viết vài chữ.
Đầu tiên phải nói rằng, Phễu tui đọc "Đất rừng phương Nam" (ĐRPN) hồi học lớp 6 (1988), nhưng bây giờ kêu đọc lại thì sẽ từ chối. Đến sách mà còn vậy huống hồ phim: sẽ từ chối xem cả 2, "Đất phương Nam" (ĐPN) và cả "Đất rừng phương Nam" (mới chiếu).
(Hồi nhỏ đọc ĐRPN thấy xúc động sâu sắc. Đến 20 tuổi coi "Đất phương Nam" được nửa tập rồi bỏ vì nó nhạt toẹt. Trưởng thành hơn thì hiểu rằng cái tác phẩm đó chẳng qua là mượn đất rừng phương Nam để tuyên truyền. Mà Phễu tui đâu có lạ gì các tác phẩm văn học cách mạng. Dễ chừng vài ngàn cuốn sách dạng tuyên truyền đó đã đi qua tuổi thơ. Nào là các tác phẩm thiếu nhi như "Phía núi bên kia", "Chú bé Cả Xên", "Tuổi thơ dữ dội"..., đến các cuốn sách không phải của thiếu nhi như "Đất nước đứng lên", "Nhãn đầu mùa", "Cầu sáng", "Bão biển", "Xung kích", "Hòn Đất", " Những tầm cao" "Vượt Côn Đảo", "Mẫn và tôi" v.v. Tất thảy chỉ là tuyên truyền cho một ảo tưởng (lý tưởng cs) được dựng nên.
Và cũng chính vì tuyên truyền dối trá, nên nó đẹp, lung linh và cực kỳ trong trẻo. (Các nhà văn thời đó cũng đã từng rất mực tin tưởng vào lý tưởng cs, cho nên họ viết rất thật về cái trong trẻo đó). Bây giờ, mỗi khi gặp lại những cuốn sách năm xưa, Phễu tui hay mua làm kỷ niệm. Để lưu giữ những gì trong trẻo của tuổi thơ, chứ không phải để đọc cái thứ đã từng nhồi sọ mình. Đó là lý do Phễu tui có viết ở trên là "từ chối đọc lại ĐRPN". Và đó là cách hành xử chung cho loạt sách tuyên truyền, chứ không phải chỉ riêng cuốn ĐRPN, cho nên không có chuyện "thành kiến" gì ở đây với riêng tác phẩm ĐRPN.)
Bây giờ quay về vấn đề chính. Mấy hôm nay thấy dân mạng cãi nhau như mổ bò về ĐRPN mới chiếu.
Như đã nói, Phễu tui đã không quan tâm đến ĐRPN ngay từ tác phẩm gốc (tức cuốn tiểu thuyết ĐRPN của nhà văn Đoàn Giỏi), huống chi là tác phẩm phái sinh từ nó (tức phim ĐPN 1997 và ĐRPN mới đây). Cái Phễu tui thấy buồn cười là ở chỗ dân mạng tranh cãi xoay quanh "sáng tạo" "phóng tác" hay "hư cấu" gì gì đấy.
Tất nhiên, muốn biết "sáng tạo", "phóng tác" hay "hư cấu" là gì và định nghĩa gãy gọn về nó, thì phải đọc không ít sách về triết, mỹ học, phê bình văn học-nghệ thuật. Thật đáng buồn, những điều hiển nhiên nó ngoài tầm nhận thức của đám đông - những trí-thức-lười-đọc-sách của VN đương đại.
Sở dĩ tranh cãi xung quanh vụ "hư cấu" vì có 2 luồng ý kiến. Một cho rằng phim ĐRPN cần trung thành bản gốc. Ý còn lại cho rằng "tác phẩm văn học khác với tác phẩm lịch sử", cho nên "được quyền sáng tạo, hư cấu" (vụ Thiên Địa Hội).
Thế là các "trí thức" cãi nhau như mổ bò. Thật buồn cười.
Thế này. Một tác phẩm phái sinh có quyền hư cấu, sáng tạo thoải con gà mái. Anh muốn sáng tạo điều gì cũng được. Với các nhân vật trong tác phẩm ấy, anh là thượng đế mà.
Tuy vậy, có một thứ anh KHÔNG được đụng đến. Đó là bối cảnh lịch sử của tác phẩm đó, tức là các mốc định vị về mặt thời gian của tác phẩm. (Còn thay đổi mốc thời gian thì lại thành một câu chuyện khác, có khi phải thay đổi cả tên nhân vật, chỉ giữ lại cốt truyện; nhưng đây là 1 vấn đề nằm ngoài stt.)
Lấy cái ví dụ cho dễ hiểu. Có đến hàng trăm mẩu chuyện trong Tam Quốc được "chế" thành kịch, tuồng, phim ảnh; nào là "Tam anh chiến Lã Bố", nào là "Lã Bố - Điêu Thuyền", nào là "Lưu Bị tam cố thảo lư", nào là "Kết nghĩa vườn đào", v.v. Các tác giả sáng tạo tuỳ thích từ hàng trăm năm nay. Nội "Tam anh chiến Lã Bố" cũng có rất nhiều cách sáng tạo. Khi thì Quan, Trương đánh Lã Bố, Lưu nhảy vào can ngăn; khi thì cho Trương thua trận, Quan nhảy vào giúp sức; khi thì Lưu Quan Trương rượt Lã chạy dài; khi thì đánh nửa ngày bất phân thắng bại. TUY VẬY, mặc dù chính La Quán Trung hư cấu ra cái Hổ Lao Quan để làm nơi cho 3 anh em quánh với Lã Bố; nhưng chẳng tác giả nào dám "uống mật gấu" mà cho Lưu Quan Trương và Lã Bố sống vào đời... nhà Đường được cả. (Lúc đó có khi Lã Bố đòi đấu với Lý Nguyên Bá thì toy). Tất cả họ, dù có hư cấu gì thì hư cấu, về mặt thời gian (tức lịch sử) thì không lộn bậy được.
Tương tự như vậy, Thuỷ Hử có đến 80% là hư cấu theo chính sử, nhưng 108 vị thảo khấu Lương Sơn không vị nào sống vào thời... nhà Hán cả. Đó là tác phẩm gốc, vốn là 1 tác phẩm bịa. Tác phẩm văn học phái sinh từ Thuỷ Hử là Kim Bình Mai, tức là bịa của bịa, thì Tây Môn Khánh cũng không thể nào sống ở thời nhà Tần, hay gia nhập Thiên Địa Hội thời nhà Thanh được.
Đó là lý do khi học giảng văn ở lớp 6, câu hỏi đầu tiên ngay sau mỗi bài, là trình bày "bối cảnh lịch sử" của tác phẩm.
Thiếu bối cảnh thì không tồn tại tác phẩm. Đã tạo ra một dạng phái sinh (kịch, phim...) từ một tác phẩm trước đó, mà phá bối cảnh - thì tốt nhất nên... quay về học lại lớp 6.
Đâu cần đọc sách cao siêu, nhiều khi chỉ cần học cho đàng hoàng lớp 6. Cười không nổi.
22/10/23, Dáo xư Phễu
(Hình: Bìa cuốn sách coi hồi nhỏ)
Đây là lời chứng của tôi về việc cuối cùng tôi đã gia nhập trật tự thế giới mới, Illuminati sau khi tôi đã cố gắng tham gia hơn 2 năm nay nhưng những kẻ lừa đảo đã nhiều lần lấy tiền của tôi. Tôi đã tìm cách tham gia Illuminati rất lâu, nhưng những kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục lấy tiền của tôi cho đến đầu năm nay khi tôi gặp Lord Felix Morgan trực tuyến, tôi đã liên hệ với anh ấy và tôi đã giải thích mọi thứ cho anh ấy và anh ấy đã đề xuất sử dụng đăng ký và tôi đã trả tiền cho thành viên lớn để giúp tôi bắt đầu và tôi đã được gia nhập Trật tự Thế giới và tôi nhận được số tiền 1.000.000 đô la Mỹ sau khi quá trình bắt đầu của tôi hoàn tất. Tôi rất hạnh phúc! Và hứa sẽ truyền bá việc làm tốt đẹp của Lord Felix Morgan. Nếu bạn muốn tham gia trật tự thế giới mới Illuminati ngay hôm nay, hãy liên hệ với Lord Felix Morgan ngay hôm nay, ông ấy là cơ hội tốt nhất để bạn trở thành thành viên của Illuminati mà bạn luôn mong muốn. Liên hệ với Lord Felix Morgan Email: Illuminatiofficial565@gmail.com hoặc WhatsApp +2348055459757
Trả lờiXóa